Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 KN bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Các nhà sử học thường chia tư liệu lịch sử thành bao nhiêu loại?
Câu 2: Thế nào là tư liệu gốc?
Câu 3: Lấy ví dụ về tư liệu gốc?
Câu 4: Cho các ví dụ sau: sự tích “Bánh trưng bánh giầy” thời Hùng Vương, truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” được gọi là tư liệu gì? Nêu khái niệm về tư liệu.
Câu 5: Kể tên các hiện vật lịch sử mà em biết? Em hãy cho biết các tư liệu ấy được xếp vào loại tư liệu nào?
Câu 1:
Các nhà sử học thường chia những tư liệu lịch sử thành 4 loại:
- Tư liệu gốc
- Tư liệu truyền miệng
- Tư liệu chữ viết
- Tư liệu hiện việt
Câu 2:
Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử, bởi vì nó là một bản gốc không qua sao chép hay kể lại. Ví dụ, bản gốc tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân xâm lược nhà Minh năm 1428 là tư liệu gốc. Hay bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ năm 1965 và được công bố năm 1969 là tư liệu gốc.
Câu 3:
Ví dụ về tư liệu gốc:
- Trống đồng Đông Sơn là tư liệu hiện vật.
- Sách Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên hay các văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu là tư liệu chữ viết.
- Hồng Đức bản đồ, An Nam đại quốc họa là tư liệu hình ảnh.
Các thước phim về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945 là tư liệu ghi âm, hình ảnh.
Câu 4:
- Sự tích “Bánh trưng bánh giầy” thời Hùng Vương, truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” được gọi là tư liệu truyền miệng.
- Khái niệm tư liệu truyền miệng:
+ Gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca... được truyền từ đời này sang đời khác. Trong thời kì chưa có chữ viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử. Chẳng hạn, để ca ngợi anh hùng Triệu Thị Trinh trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Ngô năm 248, nhân dân ta đã truyền miệng câu ca dao:
Muốn coi, lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”.
+ Hay các câu chuyện, truyền thuyết, cổ tích kể về cây đa, bến nước, sự hình thành một sự vật hiện tượng nào đó... như Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh - Thủy Tinh là tư liệu truyền miệng. Hoặc những câu chuyện kể về tấm gương của những người có công đối với quê hương, đất nước,... như truyện Thần đồng đất Việt, Thánh Gióng đánh giặc Ân.
Câu 5:
- Các hiện vật lịch sử: thạp đồng Đào Thịnh; trống đồng Đông Sơn; công cụ đồ đá Núi Đọ (Thanh Hóa) hay khu di tích Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mĩ Sơn của người Chăm; Kinh đô Huế, thành nhà Hồ...
- Các hiện vật lịch sử được xếp vào tư liệu hiện vật.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận