Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 KN bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Xã hội Vương quốc Chăm-pa có sự phân hóa như thế nào?
Câu 2: Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?
Câu 3: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới? Chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa đó đến văn hóa Chăm-pa.
Câu 4: Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của cư dân Vương quốc Chăm-pa. Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Câu 5: Hoạt động kinh tế của Chăm-pa diễn ra như thế nào?
Câu 1:
Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính:
+ Tăng lữ
+ Quý tộc
+ Nông dân
+ Dân tự do
+ Nô lệ.
Câu 2:
Thời nhà Hán Việt Nam bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh thuận lợi đó, cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền tự chủ và giành được thắng lợi.
Câu 3:
Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ:
- Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn
- Người Chăm du nhập các tôn giáo từ Ấn Độ (Phật giáo, Hin-đu giáo,…)
- Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam),…
Câu 4:
- Nêu những biểu hiện:
- Nguồn sống chủ yếu của cư dân Chăm-pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn, đồi, núi.
- Ngoài ra họ còn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá và buôn bán với các nước trong vùng.
- Nhận xét:
- Nhân dân Chăm-pa đã biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.
- Họ biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.
- Từ đó cho thấy rằng trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa tương đương với các nước khu vực xung quanh.
Câu 5:
Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
+ Người Chăm cổ biết sử dụng công cụ bằng sắt và sử dụng trâu, bò để kéo cày.
+ Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng.
+ Họ còn biết trồng các loại cây ăn quả (cam, dừa, mít) và các loại cây khác.
- Thủ công nghiệp: Làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá...
- Buôn bán:
+ Là cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.
+ Một số lái buôn Chăm còn kiêm cả nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận