Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CD bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Con sông nào ở Trung Quốc được gọi là “sông Mẹ”? Tác dụng của con sông “sông Mẹ” đến nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại
Câu 2: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại?
Câu 3: Trình bày quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?
Câu 4: Đánh giá quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?
Câu 5: Em hãy sơ lược vài nét chính về Khổng Tử?
Câu 1:
Hoàng Hà chính là con sông thứ hai ở Trung Quốc, được người dân trìu mến gọi là “sông Mẹ” có tác dụng đến nền văn minh Trung Quốc:
- “Sông Mẹ” mang một lượng phù sa màu mỡ tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất ở Trung Quốc thời cổ đại còn tương đối thô sơ.
- Nhờ vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.
Câu 2:
Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại:
- Thời cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay rất nhiều. Cư dân cư trú chủ yếu ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau, họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực sông Trường Giang.
- Lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Nhờ đó, từ rất sớm, những nhà nước đầu tiên đã được xây dựng ở hạ lưu sông Hoàng Hà, tiếp đó là hạ lưu sông Trường Giang.
Câu 3:
Quá trình thống nhất:
- Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm, gắn với ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu.
- Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại tồn tại hàng trăm tiểu quốc thườn xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau.
- Khoảng thế kỉ III TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy đánh chiếm lẫn nhau suốt 5 thế kỉ, đó là thời Xuân Thu
- Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc.
- Năm 221 TCN, Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ.
Câu 4:
- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới:
+ Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện.
+ Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện.
- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết, pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thông nhất toàn diện.
Câu 5:
Sơ lược một số nét chính về Khổng Tử:
- Khổng Tử sinh năm 551 TCN, họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni, nguyên quán ở làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc.
- Từ nhỏ, Khổng Tử là một đứa trẻ mồ côi, sống trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học.
- Khổng Tử sống vào một thời đại phong kiến nhà Chu bắt đầu suy sụp, do sự phân tranh từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến Quốc.
- Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Nhiều tư tưởng về giáo dục của ông đến ngày nay vẫn còn giá trị:
+ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
+ “Ngọc không mài thì không sáng, người không học thì không có hiểu biết”.
+ Đặc biệt, ông đặt đạo đức lên hàng đầu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận