Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CD bài 7: Ấn Độ cổ đại
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Các đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại được hình thành do đâu?
Câu 2: Kể tên các đẳng cấp xã hội Ấn Độ cổ đại?
Câu 3: Sông Ấn và sông Hằng có vai trò gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ?
Câu 4: Luật lệ của Ấn Độ được đánh giá như thế nào?
Câu 5: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo nào? Em hãy cho biết sự ra đời của tôn giáo đó ở Ấn Độ.
Câu 1:
Nguyên nhân hình thành:
- Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.
- Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).
Câu 2:
Xã hội Ấn Độ cổ đại có 4 đẳng cấp bao gồm:
+ Đẳng cấp thứ nhất: Bra-man là tăng lữ.
+ Đẳng cấp thứ hai: Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh.
+ Đẳng cấp thứ ba: Vai-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công.
+ Đẳng cấp thứ tư: Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư.
Câu 3:
- Sông Hằng và sông Ấn cung cấp nguồn nước dồi dào, nguồn thủy sản phong phú.
- Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
- Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Cư dân Ấn Độ cổ đại có nền nông nghiệp phát triển nên phải chăm lo công tác thủy lợi và trị thủy. Từ việc làm thủy lợi và trị thủy đã thúc đẩy nhà nước cổ đại ở Ấn Độ ra đời.
- Các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Ấn và sông Hằng có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ, vì họ cho rằng: các dòng sông này từ trên trời đổ xuống, nước của các dòng sông này có khả năng thanh lọc tâm hồn và rửa trôi mọi tội lỗi của con người.
Câu 4:
- Luật lệ của Ấn Độ được đánh giá rất hà khắc: người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Câu 5:
- Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo Bà La Môn.
- Sự ra đời của tôn giáo Bà La Môn:
+ Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, sau được cải tiến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).
+ Trong lúc xã hội Ấn Độ cổ đại có sự bất bình đẳng sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó.
+ Đạo Bà La Môn đề cao sức mạnh của các vị thần như: thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo tồn), Si-va (thần Hủy diệt)...
+ Về mặt xã hội, đạo Bà La Môn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận