Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CD bài 5: Chuyển biến kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tác động của công cụ bằng kim loại đã tác động như thế nào đối với kinh tế của con người cuối thời nguyên thủy? 

Câu 2: Dưới tác động của công cụ bằng kim loại đời sống xã hội có những chuyển biến như thế nào? 

Câu 3: Công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả gì trong đời sống xã hội nguyên thủy? 

Câu 4: Cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa nào? Hãy nêu đặc điểm của nền văn hóa Phùng Nguyên. 

Câu 5: Thời kì văn hóa Gò Mun ở Việt Nam được gọi là gì? Hãy nêu niên đại và những bước tiến của văn hóa Gò Mun so với văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu. 


Câu 1: 

- Đối với kinh tế: 

+ Việc chế tác công cụ bằng kim loại giúp con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt nâng cao đời sống con người. 

+ Giúp con người có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ, ổn định đời sống. 

+ Làm cho trồng trọt và săn bắn cũng trở nên dễ dàng mang lại nguồn thức ăn đầy đủ hơn. Một số công việc mới từ đó xuất hiện như nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí. 

Câu 2:

- Đối với xã hội: 

+ Nhờ có công cụ bằng kim loại, cuối thời nguyên thủy, con người có thể làm ra lượng sản phẩm dư thừa. 

+ Đời sống văn hóa, tinh thần của con người theo đó mà được cải thiện, con người biết làm đồ trang sức như hoa tai, vòng tay... bằng kim loại. 

+ Từ đó dẫn đến quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thế giới.

Câu 3:

Hệ quả:

- Từ khi xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại năng suất lao động trong xã hội tăng lên của cải làm ra không chủ đủ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

- Những người có chức phận đã chiếm đoạt của cải dư thừa biến thành của riêng mình. Thế là của cải tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ. 

- Gia đình cũng thay đổi theo

- Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu nghèo.

Câu 4: 

- Cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam gắn với ba nền văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun

- Đặc điểm của văn hóa Phùng Nguyên:

+ Cư dân Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa

+ Đạt đến đỉnh cao kĩ thuật làm đồ đá với việc sử dụng thành thạo kĩ thuật cưa, khoan lỗ, tiện, mài…

+ Cư dân Phùng Nguyên là những người thợ gốm tài hoa

+ Cư dân Phùng Nguyên đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm

+ Cuối thời Phùng Nguyên cư dân đã biết đến đồng thau và sử dụng đồng để chế tác công cụ sản xuất nhưng chưa phổ biến

+ Thời Phùng Nguyên, con người vẫn sống trong xã hội nguyên thủy. Nhưng là xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ, đnag vươn lên đầy đủ tiền đề bước sang hình thái xã hội mới.

Câu 5: 

Trả lời:

- Thời kì văn hóa Gò Mun ở Việt Nam gọi là thời kì văn hóa đồng thau.

- Niên đại: Khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN đến đầu thiên niên kỉ I  TCN

- Những bước tiến của văn hóa Gò Mun:

+ Đồ đồng phát triển mạnh chiếm ưu thế so với đồ đá. Đồ đồng thau chiếm 50% tổng số công cụ và vũ khí

+ Các loại công cụ bằng đồng thau xuất hiện thêm loại rìu lưỡi xéo, lưỡi liềm. Đồng thau còn được người Gò Mun sử dụng làm đồ trang sức.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo