Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CD bài 3: Nguồn gốc loài người

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ở Việt Nam, tại các di tích: Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)...các nhà khảo cổ học đã phát hiện được dấu tích nào của người tối cổ? 

Câu 2: Em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người? 

Câu 3: Nhận xét về phạm vi phân bố dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam? 

Câu 4: Nguồn gốc của cái tên “Người Gia-va” là gì? 

Câu 5: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa người tối cổ và vượn người? 


Câu 1: 

Ở Việt Nam, tại các di tích: Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)... các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều công cụ bằng đá của người nguyên thủy.

Câu 2:

Quá trình tiến hóa từ vượn thành người:

- Chặng đường đầu tiên của quá trình tiến hóa: 

+ Cách đây khoảng từ 6 đến 5 triệu năm, có một loài vượn khá giống người xuất hiện, được gọi là vượn người. 

+ Khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã thoát khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động. Đó là Người tối cổ. 

+ Người tối cổ mặc dù còn dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ...) nhưng Người tối cổ là một bước tiến vượt bậc so với vượn người. 

- Người tối cổ sinh sống thành nhiều nhóm, tồn tại trong môi trường sống khác nhau. Từ nơi xuất hiện ban đầu là châu Phi, sau đó họ dần vượt qua những cây cầu băng giá, có mặt ở hầu hết các châu lục. Nổi bật là nhóm “Người đứng thẳng” với di cốt và công cụ lao động được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á. 

- Khoảng 150 000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện. Người tinh khôn có bộ não lớn hơn Người tối cổ và cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay nên còn gọi là Người hiện đại. Sự xuất hiện của Người tinh khôn đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.

Câu 3: 

Người tối cổ được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trong đó chủ yếu phân bố ở những nơi hiểm trở, có hang động, mái đá vòm và bên cạnh các dòng sông. Đây là địa điểm thích hợp để cư trú và tìm kiếm thức ăn của người Người tối cổ Việt Nam.

Câu 4: 

- Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia-va”.

Câu 5: 

Sự khác nhau giữa người tối cổ và vượn người:

- Người tối cổ sống có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ xát đá, cuộc sống của họ hoang sơ: “ăn lông, ở lỗ”. 

- Người tối cổ đã biết đứng thẳng, chi trước dùng để cầm nắm công cụ lao động.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo