Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 11 CTST bài 13: Việt Nam và Biển Đông

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Giải thích vì sao Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Câu 2: Những chủ trương nào được Việt Nam áp dụng để thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Câu 1:

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình vì Việt Nam tôn trọng và thực thi các quy định của Công ước Luật Biển 1982, thể hiện nỗ lực và chủ trương nhất quán của mình trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982.

Câu 2: 

* Văn bản pháp luật

- Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế (năm 1977).

- Tuyên bố xác đinh đường cơ sở gồm 10 đoạn nối 11 điểm (1982).

- Ban hành các luật khẳng định chủ quyền của hai quần đảo: Luật biên giới quốc gia; Luật biển Việt Nam; Luật cảnh sát biển Việt Nam; Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến hết 2030, tầm nhìn đến 2045.

* Tham gia công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc

- Là văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ, quy định về quyền của các quốc gia ven biển trên 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.

* Ban hành luật biển Việt Nam năm 2012

- Là văn bản quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo của Việt Nam theo đúng như quy ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

* Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố ứng xử của các bên ở  Biển Đông

- Nhằm tạo ra môi trường hòa bình đối với các quốc gia trên khu vực Biển Đông.

- Tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác