Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 11 CTST bài 13: Việt Nam và Biển Đông

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Biển của Việt Nam gồm những bộ phận nào? Em hãy nêu khái niệm ngắn gọn về các bộ phận đó?

Câu 2: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế.

Câu 3: Trình bày khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.

Câu 4: Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Biển Đông.

Câu 5: Hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Câu 6: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.


Câu 1:

Vùng biển của Việt Nam gồm các bộ phận:

* Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

* Lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

* Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

* Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

* Thềm lục địa: là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Câu 2:

Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế:

- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn.

- Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hằng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu.

- Vùng ven biển Việt Nam còn có tiểm năng to lớn về quặng sa khoáng sản, trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

- Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một “điểm du lịch hấp dẫn”.

- Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.

Câu 3: 

Khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử:

- Trước năm 1884

+ Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) và của người phương Tây như Bộ Át lát thế giới (1827) đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổViệt Nam.

+ Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam cũng ghi chép tường tận về cương vực lãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê - chúa Trịnh, triều Tây Sơn và triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa như: Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục.

+ Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX.

+ Dưới thời vua Gia Long, triều đình đã tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa một cách quy củ như tổ chức đội thuỷ quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở đây. Đến thời vua Minh Mạng, việc cử thuỷ quân ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã trở thành lệ đều đặn hằng năm.

+ Việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính lúc bây giờ cũng được thực hiện.

- Từ năm 1884 đến năm 1975:

+ Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

+ Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp đã tiến hành xây dựng cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học,...

+ Tháng 9 - 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô. Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn.

+ Từ ngày 13 đến ngày 28 - 4 - 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

- Từ sau năm 1975 đến nay: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 4: 

Những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Biển Đông:

- Từ sau năm 1975 đến nay:

+ Từ tháng 3 - 1988 đến nay: nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.

+ Tháng 3- 1988: chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

- Từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Năm 1946: chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép.

+ Năm 1939: chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

+ Dưới triều Nguyễn, các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được tổ chức.

+ Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có nhiệm vụ giữ gìn vùng biển tại quần đảo Hoàng Sa.

Câu 5:

Chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông:

- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn điện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tỉnh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

- Để tăng cường tiểm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tắng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.

Câu 6:

Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh:

Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác