Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 8: Acid

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Hãy cho biết gốc acid trong các acid sau: H2CO3, HBr, CH3COOH.

Câu 2: Viết sơ đồ tạo thành ion H+ từ nitric acid HCl

Câu 3: Lần lượt nhỏ quỳ tím lên mỗi dung dịch sau, em hãy dự đoán dung dịch nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

a) Nước đường

b) Nước chanh

c) Nước muối

Câu 4: Người ta thường tránh muối dưa hay đựng sữa chua trong các dụng cụ làm bằng nhôm vì sao?

Câu 5: Viết phương trình hóa học xảy ra cho các trường hợp sau

a) Dung dịch HCl loãng tác dụng với Zn

b) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe

c) Dung dịch HCl tác dụng với Al

Câu 6: Cho các dung dịch sau, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ?

NaOH, HCl, H2SO4, KCl, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CH3COOH.

Câu 7: Cho 5,6g iron tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng dư.

a) Viết PTHH

b) Tính khối lượng khí hydrogen sinh ra.

Câu 8: Trung hoà 100 ml dung dịch sulfuric acid 1M bằng V (ml) dung dịch sodium hydroxide 1M

a) Viết PTHH

b) Tính V.

Câu 9: Vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh


Câu 1. 

Các gốc acid là: =CO3,  -Br, -CH3COO

Câu 2:

HCl → H+ + Cl-

Câu 3: 

Nước chanh chuyển quỳ tìm thành màu đỏ vì trong nước chanh có chứa acid.

Câu 4:

Vì muối dưa hay sữa chua có chứa acid, có thể tác dụng với dụng cụ làm bằng kim loại như nhôm. Vậy nên nếu muối dưa, đựng sữa chua trong các dụng cụ làm bằng nhôm lâu ngày dụng cụ sẽ bị hỏng.

Câu 5: 

a) Zn + HCl → ZnCl2 + H2

b) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

c) Al + HCl → AlCl3 + H2

Câu 6:

HCl, H2SO4,  HNO3, CH3COOH.

Câu 7:

a) PTHH : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) Số mol Fe là: 5,6:56 = 0,1 (mol)

Theo phương trình hóa học

              1 mol Fe tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol H2

Vậy 0,1 mol Fe …………………………………0,1 mol H2

Khối lượng H2 sinh ra sau phản ứng là 2.0,1 = 0,2 (gam)

Câu 8:

a) PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 +H2O

b) Đổi 100 ml =0,1 (l)

Số mol H2SO4 là n = CM.V = 1.0,1=0,1 (mol)

Theo phương trình hóa học

          1 mol H2SO4  tham gia phản ứng với 2 mol NaOH

Vậy 0,1 mol H2SO4………………………………0,2 mol NaOH

Thẻ tích dung dịch NaOH càn dùng là: V = n/CM = 0,2/1= 0,2 (lít) tương đương 200ml

Vậy V = 200

Câu 9:

Có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh vì trong giấm ăn và chan có chứa acid. Các loại acid này có thể tác dụng với các cặn bã là chất rắn chuyển thành chất tan trong nước dễ dàng rửa sạch.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác