Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 47: Bảo vệ môi trường
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1. Hãy phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sau
Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Ô nhiễm do hóa chất vảo vệ thực vật.
Câu 2: Hãy phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sau
Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
Câu 3: Vì sao rừng ngập mặn có thể chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển?
Câu 4: Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường và con người
Câu 5: Vì sao phải bảo vệ tầng ozone?
Câu 6: Việc phân loại rác thải trong gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
Câu 1.
Ô nhiễm do chất thải hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp nhue CO, SO2, CO2, NO2,.. có ảnh huowngrkhoong tốt đến cơ thể sinh vật. Bên cạnh đó, chúng là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Ô nhiễm do hóa chât bảo vệ thực vật: Sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.. Những hóa chất này góp phần làm tăng năng suất cây trồng nhưng có thể gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách.
Câu 2:
Ô nhiễm do các chất thải phóng xạ: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu đến từ các hoạt động thử và sản xuất vũ khí hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử,.. Các chất phóng xạ có khả năng làm biến đổi gây đột biến vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, từ đó làm phát sinh một số bệnh tật, tật di truyền.
b) Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: Vi sinh vật gây bệnh cho con người có thể phát triển mạnh trong môi trường chứa các chất thải như phân động vật, nước thải sinh hoạt, rác thải từ bệnh viện,.. không được xử lý đúng cách.
Câu 3:
Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh. Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sông mang ra. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp.
Câu 4:
- Vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường và con người.
+ Đa dạng sinh học: Mỗi loài sinh vật đều là một mắt xích trong hệ sinh thái, khi loài nào đó biến mất sẽ làm giảm đa dạng nguồn gene, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái.
+ Đóng góp về y học:Nhiều loài cí chứa các chất hóa học hữu ích giúp y học tìm ra những loại thuốc, phương pháp chữa bệnh mới.
+ Lợi ích nông nghiệp: Dùng côn trùng và các loại động vật ăn sâu bọ thay thế thuốc hóa học bừa hiệu quả, vừa thân thiện với môi trường.
+ Điều tiết môi trường: Có những sinh vật có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng môi trường, cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu...
Câu 5:
Phải bảo vệ tầng ozone vì:
+ Tầng ozone hấp thụ tia cực tím từ bức xạ của mặt trời đến trái đất, giúp bảo vệ môi trường, khí hậu và sinh vật sống.
+ Tầng ozone giúp con người có thể tránh được nguy cơ mắc phải các bệnh về da và ung thư.
+ Khi tầng ozone bị suy giảm cũng có thể gây ra biến đổi khí hậu.
Câu 6:
- Lợi ích của phân loại rác thải trong gia đình trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường là:
+ Giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường một cách đáng kể, tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí khác như thu gom, vận chuyển và xử lý.
+ Giúp giảm đi lượng lớn rác thải rắn và mùi thải ra môi trường, mang lại kinh tế lớn từ các loại rác thải có thể tái chế được.
+ Giảm đi sự ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên của chúng ta.
Bình luận