Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 8 KNTT bài 47: Bảo vệ môi trường

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Thời kì nguyên thủy, con người đã tác động lên môi trường như thế nào?

Câu 2: Trình bày tác động của các hoạt động trồng trọt đến môi trường qua từng thời kì xã hội.

Câu 3:  Ô nhiễm môi trường là gì?

Câu 4: Hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Câu 5: Hãy nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 6: Biến đổi khí hậu là gì?

Câu 7: Hãy nêu các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.


Câu 1:

- Thời kì nguyên thủy, con người chủ yếu khia thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắn. Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng đê săn thú.

Câu 2:

Gồm có ba thời kì: Thời kì nguyên thủy, xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp.

- Thời kì nguyên thuỷ

Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên, chủ yếu khia thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắn. Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng đê săn thú.

- Xã hội nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực và chăn nuôi. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt làm đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.  Nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

- Xã hội công nghiệp

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy móc hiện đại đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn. Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.

Câu 3:  

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuản môi trường vây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Câu 4: 

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là:

  1. Ô nhiễm do chất thải hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
  2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật.
  3. c) Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
  4. d) Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.

Câu 5:

Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần kết hợp đồng thời nhiều biện pháp như:

+ Xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời

+ Trồng nhiều cây xanh

+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

Câu 6:

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đên hàng thế kỉ. Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây biế đổi khí hậu.

Câu 7:

- Các biện pháp hích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Chủ động xây dựng đê điều kiên cố

+ Trồng rừng chắn sóng, chống xói mòn ở bờ biển, bờ sông

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp

+ Xây nhà chống lũ,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác