Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 46: Cân bằng tự nhiên

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ tự điều chỉnh như thế nào để đưa số lượng cá thể trở về mức cân bằng?

Câu 2: Hãy phân tích sự phân tầng các quần thể thực vật trong rừng mưa nhiệt đới.

Câu 2: Hãy phân tích sự phân tầng các quần thể thực vật trong rừng mưa nhiệt đới.

Câu 3: Quan sát hình sau, hãy cho biết loài sinh vật nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?

Câu 3: Quan sát hình sau, hãy cho biết loài sinh vật nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?

Câu 4: Hãy điền đúng hoặc sai vào các nhận định về hiện tượng khống chế sinh học trong bảng dưới đây.

Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến

Đúng/sai

(1) Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

 

(2) Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã.

 

(3) Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

 

(4) Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

 

(5) Số lượng các cá thể trong quần thể giảm

 

 

Câu 5: Em hãy nêu các cặp quần thể ở địa phương mà giữa chúng có xảy ra hiện tượng không chế sinh học

Câu 6: Hãy chứng minh cân bằng sinh thái thể hiện ở sự thay đổi quần xã sinh vật theo chu kì mùa.


Câu 1.

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt…) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể… làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.

- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,…cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể bằng cách là giảm mức sinh sản, tăng mức độ tử vong, tăng xuất cư.

Câu 2: 

- Sự phân tầng trong quần xã thực vật ở rùng mưa nhiệt đới là do nhu cầu sử dụng ánh sáng khác nhau của các loài sinh vật.

- Trong quần xã rừng mưa nhiệt đơi thường phân làm 4 tầng: tầng cây bụi nhỏ và cỏ → tầng cây gỗ nhỏ → tầng cây gỗ vừa → tầng cây gỗ lớn; Cây ưa sáng vươn lên tầng cao để thu nhận ánh sáng có cường độ mạnh. Cây ưa bóng phân bố chủ yếu ở dưới để thu nhận ánh sáng có cường độ yếu.

Câu 3: 

Cỏ (thực vật) là loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Bởi vì cỏ là thức ăn của các loại động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ là thức ăn của các động vật ăn thịt. Sự tồn tại của cỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, sinh trưởng và phát triển, sự đa dạng của các loài động vật tồn tại trong một quần xã.

Câu 4:

Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:

Đúng/sai

(6) Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

Đúng

(7) Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã.

Sai

(8) Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

Sai

(9) Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

Sai

(10) Làm cho số lượng các cá thể trong quần thể giảm

Sai

 

Câu 5: 

- Các cặp quần thể ở địa phương mà giữa chúng có xảy ra hiện tượng không chế sinh học là

+ Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.

+ Quần thể châu chấu và gà.

+ Quần thể rắn và chuột.

+ Quần thể ếch và rắn.

Câu 6: 

- Thực vật thường rụng lá vào mùa đông hoặc phát triển kém, dẫn đến một lượng lớn thức ăn của các loại sinh vật khác giảm sút. Một số loài động vật chọn cách ngủ đông, số khác di cư đến nơi ấm áp hơn.

Câu 6: Hãy chứng minh cân bằng sinh thái thể hiện ở sự thay đổi quần xã sinh vật theo chu kì mùa.

=> Điều kiện khí hậu thuận lợi thực vật phát triển dẫn đến động vật cũng phát triển, tuy nhiên số lượng lời sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường tạo cân bằng sinh học trong quần xã.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác