Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 kết nối bài 6: Thủy văn Việt Nam

2. THÔNG HIỂU (6­­­ câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

Câu 2: Trình bày đặc điểm hệ thống sông ngòi Bắc Bộ ở nước ta?

Câu 3: Mạng lưới sông Thu Bồn có đặc điểm như thế nào? Trình bày đặc điểm và chế độ nước sông của sông Thu Bồn.

Câu 4: Nêu những nét đặc trưng của hệ thống sông Mê Công.

Câu 5: Nêu vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.

Câu 6: Nguồn nước ngầm có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt của con người.


Câu 1: 

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Chủ yếu là sông nhỏ.

- Hướng chảy: hướng tây bắc – đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây – đông,…

- Chế độ dòng chảy phân hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.

- Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80%.

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/năm) và lượng phù sa khá lớn (200 triệu tấn/năm).

Câu 2:

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Tiêu biểu: hệ thống sông Hồng – là hệ thống sông lớn thứ hai nước ta.

- Hệ thống sông Hồng dài 556 km, có hai phụ lưu chính: sông Đà và sông Lô.

- Mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

* Chế độ nước sông:

- Có hai mùa:

+ Mùa lũ từ tháng 6 – tháng 10: lượng nước chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 11 – tháng 5 năm sau: lượng nước chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

* Ảnh hưởng: mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

Câu 3:

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Tổng chiều dài: 205 km với 78 phụ lưu dài trên 10km.

- Các sông, suối thường ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập.

- Mạng lưới sông có dạng hình nan quạt.

* Chế độ nước sông:

- Chia làm hai mùa:

+ Mùa lũ từ tháng 9 – tháng 12: phù hợp với mùa mưa thu đông và mùa bão, lượng nước chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 1 – tháng 8: lượng nước chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả năm.

* Ảnh hưởng: lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp bão và mưa lớn.

Câu 4:

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Tổng chiều dài: 230 km với 286 phụ lưu dài trên lãnh thổ Việt Nam.

- Lớn nhất là sông Srê Pốk.

- Mạng lưới sông có hình lông chim.

- Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, được chia ra thành nhiều sông nhỏ cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt.

* Chế độ nước sông:

- Chia làm hai mùa:

+ Mùa lũ từ tháng 7 – tháng 11: lượng nước chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 12 – tháng 6 năm sau: lượng nước chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm.

* Ảnh hưởng: Vào mùa lũ nước lên và xuống chậm.

Câu 5:

* Đối với sản xuất:

- Nông nghiệp:

+ Cung cấp nước ngọt cho trồng trọt và chăn nuôi.

+ Mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

- Công nghiệp:

+ Nơi trữ nước cho nhà máy thủy điện.

+ Cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực – thực phẩm, khai khoáng,…

- Dịch vụ:

+ Hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông.

+ Phát triển du lịch ở nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sin thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành.

* Đối với sinh hoạt:

- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn.

- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

Câu 6:

Nguồn nước ngầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của con người.

* Đối với sản xuất:

- Nông nghiệp: cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…) đặc biệt với các vùng khan hiếm nước.

- Công nghiệp: sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất giấy,…

- Dịch vụ: Nguồn nước nóng, nước khoáng được khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

* Đối với sinh hoạt: là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở nước ta.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác