Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 kết nối bài 4: Khí hậu Việt Nam
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam.
Câu 2: Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào? Đặc điểm của mỗi sự phân hóa là gì?.
Câu 3: Tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Câu 4: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa đông ở nước ta.
Câu 5: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa hè ở nước ta
Câu 1:
* Tính chất nhiệt đới:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: lớn hơn 20oC và tăng dần từ bắc vào nam.
- Số giờ nắng đạt từ 1 400 – 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 – 100 kcal/cm2/năm.
* Tính chất ẩm:
- Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.
- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 – 2 000mm/ năm.
* Tính chất gió mùa: Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:
- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):
+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh
+ Từ dãy Bạch Mã trở vào: gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng, khô/
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng Tây Nam.
+ Vào đầu mùa hạ:
- Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
- Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Câu 2:
* Phân hóa theo chiều bắc – nam:
- Miền khí hậu phía Bắc:
+ Nhiệt độ trung bình năm: trên 20oC.
+ Mùa đông: có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng dưới 18oC.
+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều
- Miền khí hậu phía Nam:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25oC.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: nhỏ hơn 9oC.
+ Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
* Phân hóa theo chiều đông – tây:
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây:
+ Vùng biển: có khí hậu ôn hòa hơn trong đất liền.
+ Vùng đồng bằng ven biển: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vùng đồi núi phía tây: khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
* Phân hóa theo độ cao:
- Ở dưới thấp: (miền Bắc: 600 – 700m, miền Nam 900 – 1 000m)
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25oC.
+ Độ ẩm và lượng mưa: thay đổi tùy nơi.
- Độ cao dưới 2 600m:
+ Khí hậu: cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
+ Nhiệt độ trung bình các tháng: trên 25oC.
+ Lượng mưa và độ ẩm: đều tăng.
- Từ độ cao 2 600m trở lên:
+ Khí hậu: ôn đới gió mùa trên núi.
+ Tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15oC.
Câu 3:
Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:
- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):
+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh
+ Từ dãy Bạch Mã trở vào: gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng, khô/
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng Tây Nam.
+ Vào đầu mùa hạ:
- Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
- Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Câu 4: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa đông ở nước ta.
Trả lời: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)
- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc di chuyển xuống nước ta.
- Miền Bắc đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng ở nhiều nơi xuống dưới 15oC.
- Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.
- Vùng biển Nam Trung Bộ: mưa nhiều.
- Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
Câu 5:
Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10)
- Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam.
- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25oC ở các vùng thấp.
- Vào đầu mùa hạ:
+ Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
+ Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.
- Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Bình luận