Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 cánh diều bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trình bày đặc điểm, sự phân bố của đất fe-ra-lit ở nước ta.
Câu 2: Trình bày đặc điểm sự phân bố của đất phù sa ở nước ta.
Câu 3: Trình bày đặc điểm, sự phân bố của nhóm đất mùn núi cao ở nước ta.
Câu 4: So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người.
Câu 1:
- Đặc điểm:
+ Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.
+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.
+ Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Trong đó, đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.
- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 65 % diện tích tự nhiên của cả nước:
+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 2:
Đặc điểm:
- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.
- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:
+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt.
+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển.
+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao.
+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng.
+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.
Phân bố:
- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.
+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.
Câu 3:
- Đặc điểm:
+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.
+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.
- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.
Câu 4:
Nhóm đất | Đặc tính | Phân bố | Giá trị sử dụng |
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) | Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. | Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,…). | Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,… |
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) | Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. | Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. | Phát triển lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. |
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) | Nhìn chung phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt,… | Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ,…) | Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,… |
Câu 5:
- Do tự nhiên:
+ Vận động địa chất của trái đất: Sóng thần, núi lở, sông suối thay đổi dòng chảy,...
+ Do thay đổi thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,...
- Do con người:
+ Chặt đốt rừng làm nương rẫy.
+ Canh tác trên đất dốc lạc hậu: cạo sạch đồi, chọc lỗ bỏ hạt, không chống xói mòn.
+ Chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa, bón phân không hợp lý.
+ Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng.
Bình luận