Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 3: Phân loại vật nuôi

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trình bày nguồn gốc, đặc điểm của vật nuôi địa phương (bản địa).

Câu 2: Trình bày nguồn gốc, đặc điểm của vật nuôi ngoại nhập.

Câu 3: Trình bày những đặc điểm sinh học thường được dùng để phân loại vật nuôi?

Câu 4: Trình bày cụ thể những căn cứ mục đích sử dụng vật nuôi. Lấy ví dụ minh họa.


Câu 1: 

- Nguồn gốc: tại địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương.

- Đặc điểm: thích ứng cao với điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi của địa phương; khả năng đề kháng cao; tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương; chất lượng sản phẩm chăn nuôi tốt; tuy nhiên năng suất thường thấp.

Câu 2:

- Nguồn gốc: từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.

- Đặc điểm: năng suất cao, khả năng thích nghi với điều kiện địa phương kém.

Câu 3: 

- Dựa vào hình thái, ngoại hình: động vật bốn chân, có lông mao (gia súc); động vật hai chân, có lông vũ (gia cầm); màu sắc của lông, màu sắc da (ngựa bạch, gà đen, lợn Lang Hồng,...), ngoại hình có u (bò u hoặc bò Zêbu) hay không có u, chân nhiều ngón (gà nhiều ngón),...

- Dựa vào đặc điểm sinh sản: vật nuôi đẻ con (lợn, trâu, bò,...), vật nuôi đẻ trứng (gà, vịt,...).

- Dựa vào điểm cấu tạo của dạ dày: vật nuôi dạ dày đơn (lợn, gà,...), vật nuôi dạ dày kép (trâu, bò, dê,...).

Câu 4:

- Vật nuôi chuyên dụng: những vật nuôi có năng suất cao về một loại sản phẩm nhất định. Ví dụ: bò Holstein Friesian (HF) chuyên cho sữa, bò BBB chuyên cho thịt; gà Leghorn và gà ISA Brown chuyên cho trứng;...

- Vật nuôi kiêm dụng: những vật nuôi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm. Năng suất từng loại sản phẩm của loại vật nuôi này thường thấp hơn so với vật nuôi chuyên dụng. Ví dụ như gà kiêm dụng trứng thị như gà Lương Phượng, vịt kiêm trứng thịt như vịt bầu, bò kiêm dụng sữa thịt như bò nâu Thụy Sĩ,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác