Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Tin học 8 CTST bài 7: Tạo, chỉnh sửa biểu đồ

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Nêu lợi ích của việc biểu dữ liệu bằng biểu đồ.

Câu 2: Có những loại biểu đồ nào? Nêu ý nghĩa của các loại biểu đồ đó.

Câu 3: Nêu một số tình huống trong thực tế cần tạo biểu đồ.

Câu 4: Quan sát và cho biết tên các loại biểu đồ dưới đây:

Câu 4: Quan sát và cho biết tên các loại biểu đồ dưới đây:

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Bảng cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Ấn Độ, năm 2020 (%)

                        Quốc gia

Ngành kinh tế

Hoa Kì

Ấn Độ

Nông, lâm, thủy sản

0,9

18,3

Công nghiệp và xây dựng

18,1

23,5

Dịch vụ

81,0

58,2

Với bảng số liệu trên, em sẽ vẽ biểu đồ gì để thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Ấn Độ năm 2020 (%)?

Câu 6: Quan sát các hai hình dưới đây và cho biết cách trình bày ở hình nào giúp em dễ dàng hơn khi so sánh kết quả xếp loại học tập của học kì I và học kì II. Vì sao?

Câu 6: Quan sát các hai hình dưới đây và cho biết cách trình bày ở hình nào giúp em dễ dàng hơn khi so sánh kết quả xếp loại học tập của học kì I và học kì II. Vì sao?

Câu 7: Em sẽ dùng loại biểu đồ nào để minh họa cho dữ liệu khi muốn:

  1. So sánh dân số các nước trong khu vực Đông Nam Á năm 2023.
  2. Biểu diễn sự gia tăng dân số của Việt Nam trong 10 năm qua.
  3. Biểu diễn tỉ trọng cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2023.

 

Câu 8: Khi bổ sung thông tin cho biểu đồ, ta thấy xuất hiện các thành phần sau đây: Chart Title, Axis Titles, Data Labels và Legend. Em hãy cho biết ý nghĩa của các thành phần đó.

 


Câu 1:

Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ giúp dễ dàng nhận biết trực quan mối tương quan giữa các dữ liệu, làm nổi bật ý nghĩa của dữ liệu, tạo ấn tượng, giúp người xem ghi nhớ lâu hơn.

Câu 2:

Một số loại biểu đồ:

- Biểu đồ cột: thích hợp dùng để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột

- Biểu đồ hình tròn: thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể

- Biểu đồ đường (gấp khúc): thường dùng khi muốn so sánh dữ liệu và thể hiện xu hướng tăng, giảm của dữ liệu theo thời gian hay quá trình nào đó.

Câu 3: 

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện chiều cao của các học sinh trong Tổ 2.

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện số cây hoa trồng được của lớp 8A và lớp 8B.

- Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2015.

- Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP theo các trung tâm kinh tế lớn.

Câu 4:

- Hình 1: Biểu đồ quạt tròn.                         - Hình 2: Biểu đồ đoạn thẳng.

- Hình 3: Biểu đồ cột.                                   - Hình 4: Biểu đồ cột kết hợp đoạn thẳng.

Câu 5:

Em sẽ vẽ biểu đồ tròn để thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Ấn Độ năm 2020 (%).

Câu 6:

Trình bày ở hình b giúp em dễ dàng hơn khi so sánh kết quả xếp loại học tập của học kì I và học kì II. Vì nhìn vào biểu đồ b, em thấy rõ sự thay đổi của các hình thức xếp loại.

Câu 7: 

  1. Biểu đồ cột; b. Biểu đồ đoạn thẳng; c. Biểu đồ quạt tròn.

Câu 8:

- Chart Title: Tiêu đề biểu đồ                        - Axis Titles: Tiêu đề các trục

- Data Labels: Nhãn dữ liệu                          - Legend: Chú giải


Bình luận

Giải bài tập những môn khác