Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá” (tác giả, thể loại, nội dung,…)
Câu 2: Trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Mai Liễu.
Câu 3: Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”.
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.
Câu 5: Xác định vần và nhịp trong bài thơ.
Câu 1:
- Tác giả: Mai Liễu
- Thể loại: thơ sáu chữ
- Nội dung: Bài thơ nói về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, những nét đặc trưng của vùng Chiêm Hoá vào ngày xuân, đồng thời qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.
Câu 2:
Tham khảo:
- Tác giả Mai Liễu có tên thật là Ma Văn Liễu. Ông là người dân tộc Tày đến từ núi rừng Tuyên Quang. Cụ thể, quê của Mai Liễu nằm ở xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nhà thơ Mai Liễu sinh năm 1949, mất năm 2020, hưởng thọ 71 tuổi. Ông được bạn bè, người thân nhận xét là người hoà đồng, đôn hậu.
- Sau khi học xong Đại học, tác giả Mai Liễu tham gia vào Hội nhà văn Việt Nam tại Tuyên Quang. Ngoài ra ông còn học tại Học viện quân sự Liên Xô. Cả cuộc đời ông gắn liền với văn chương. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã sáng tác văn và còn làm ở Đài phát thanh truyền hình tỉnh Tuyên Quang. Sau đó, ông còn giữ nhiều chức vụ cao trong lĩnh vực văn học nghệ thuật Việt Nam như Phó chủ tịch Thường trực Hội nhà văn Tuyên Quang, Tổng biên tập báo Tân Trào,...
- Trước những năm 2000, Mai Liễu có những tác phẩm thơ nổi bật sau: Mây bay về núi, Tìm tuổi, Lời then ai buộc, Suối làng,...
- Từ năm 2000 trở đi, ông có những tác phẩm thơ đặc sắc sau: Đầu nguồn mây trắng, Bếp lửa nhà sàn, Núi vẫn còn mưa...
- Thơ của Mai Liễu chân thật và thấm đẫm tình cảm. Trong những tác phẩm của ông, tình cảm gia đình, tình cảm giữa người với người và tình yêu quê hương, miền núi được đề cao. Ngôn từ trong thơ Mai Liễu cũng đậm chất miền núi.
- Trong cuộc đời của mình, nhà thơ Mai Liễu đã giành được nhiều giải thưởng lớn của nền văn học Việt Nam như: Giải ba cuộc thi viết thơ năm 2000 của báo Văn nghệ, nhiều lần đạt giải B của Hội nhà văn Việt Nam,...
Câu 3:
Bố cục bài thơ:
- Hai khổ thơ đầu: Vẻ đẹp của thiên nhiên Chiêm Hoá
- Hai khổ thơ sau: Vẻ đẹp của con người Chiêm Hoá
- Khổ cuối: Mong ước lứa đôi
Mạch cảm xúc của bài thơ: Được thể hiện theo trình tự không gian, đi từ cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên đến cảm nhận về vẻ đẹp con người rồi tới cuối trên một bức tranh đẹp đẽ đó, tình yêu đôi lứa mong ước được nảy sinh. Bao trùm lên dòng cảm xúc đó là tình cảm yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Câu 4:
Biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng:
- Ở khổ 2: Đá ngồi dưới bên trông nhau / Non Thần hình như trẻ lại. Tác dụng: Giúp cho không gian thiên nhiên trở nên sống động, tươi mới trong tiết trời mùa xuân
- Ở khổ 4: Mùa xuân e cũng lạc đường. Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái bản Tày.
Câu 5:
- Gieo vần: “nhau” – “màu” (khổ 2), “tay” – “đầy” (khổ 3), “hương” – “đường” (khổ 4).
- Nhịp: Bài thơ đa phần là nhịp 2/2/2.
Bình luận