Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 kết nối bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.
Câu 2: Trình bày một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.
Câu 3: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Câu 4: Lập và hoàn thành bảng hệ thống về các khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian | Người lãnh đạo | Căn cứ/địa bàn | Kết quả | Ý nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 1:
Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX:
- Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta. Một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và quan lại các tỉnh thành, vẫn nêu cao y chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
- Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở (Quảng Trị).
=> Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ban bố Dụ Cần vương, kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước.
=> Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
Câu 2:
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX:
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
+ Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Bãi Sây.
+ Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy nghĩa quân xây dựng căn cứ, triệt để áp dụng chiến thuật du kích để đánh địch. Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, bị bao vây, cô lập.
+ Đến cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896): Địa bàn hoạt động của nghĩa quân gồm các huyện miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, cùng các tướng lĩnh tài ba, tiêu biểu là Cao Thắng.
+ Từ năm 1885 đến năm 1888 (giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu): nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
+ Từ năm 1888 đến năm 1896 (giai đoạn chiến đấu quyết liệt): với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
=>Tuy thất bại nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887):
+ Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá).
+ Lãnh đạo chủ chốt là Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
+ Nghĩa quân gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia.
+ Tháng 1 - 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tốn thất nặng, nghĩa quân phải rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã.
Câu 3:
Diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế:
- Năm 1884: khởi nghĩa nông dân tại Yên Thế (Bắc Giang) bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám với mục tiêu chủ yếu là giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.
- Nghĩa quân đã đánh bại nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa.
- Sau các lần giảng hoà, thực dân Pháp lại mở cuộc vây ráp quy mô (từ đầu năm 1909),
quyết dập tắt cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng.
- Tháng 2 - 1913, Hoàng Hoa Thám bị tay sai Pháp giết hại. Khởi nghĩa suy yếu rồi tan rã.
=> Là cuộc khởi nghĩa nông dân chống xâm lược lớn nhất ở Việt Nam thời kì cận đại.
Câu 4: Lập và hoàn thành bảng hệ thống về các khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian | Người lãnh đạo | Căn cứ/địa bàn | Kết quả | Ý nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian | Người lãnh đạo | Căn cứ/địa bàn | Kết quả | Ý nghĩa |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) | Nguyễn Thiện Thuật | Vùng Bãi Sậy | Khởi nghĩa thất bại | - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kì - Để lại nhiều kinh nghiệm tác chién ở đồng bằng đất hẹp, người đông |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) | Phan Đình Phùng cùng các tướng lĩnh | Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh) Địa bàn hoạt động: các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. | Khởi nghĩa thất bại | Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) | Phạm Bành và Đinh Công Tráng | Căn cứ chính: Nga Sơn (Thanh Hóa) | Khởi nghĩa thất bại | - Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp. - Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau. |
Bình luận