Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 chân trời bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)
NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Công xã Pa-ri.
Câu 2: Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 và sự thành lập công xã.
Câu 3: Em hãy cho biết một số chính sách của Hội đồng Công xã Paris.
Câu 4: Em hãy nêu cơ chế của bộ máy Nhà nước và các chính sách của Công xã Paris.
Câu 5: Em hãy nêu ý nghĩa và bài học lịch sử của Công xã Paris.
Câu 1:
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Công nghiệp phát triển nên lực lượng công nhân tăng lên và bị giai cấp tư sản bóc lột,mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản Pháp ngày càng sâu sắc.
- Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2- 9- 1870)
- Quần chúng lao động lật đổ chính quyền Na- pô- nê- ông III (4/9/1870), yêu cầu lập chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một chính phủ tư sản lâm thời thành lập mang tên Chính phủ.
* Ý nghĩa:
- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày, nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa thực sự lớn lao: Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới.
Câu 2:
- Sự mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản ở Versailles và nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bắt hết các ủy viên của Uỷ ban Trung ương (đại diện cho người dân).
- Ngày 18-3-1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Paris) – là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng cuối cùng chúng đã thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Versailles. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Paris và đảm nhiệ vai trò Chính phủ lâm thời.
- 26-3-1871 Hội đồng Công xã ra đời, nhân dân Paris tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông phiếu bầu. Những người trúng phần đông là công nhân và trí thức – đại diện cho nhân dân lao động Paris.
Câu 3:
- Giải thể quân đội thường trực, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng.
- Giáo dục công miễn phí.
- Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
- Tịch thu và phân chia lại những ngôi nàh không có người ở chia cho dân nghèo.
- Bình ổn giá bán bánh mì.
Câu 4:
* Cơ chế của bộ máy Nhà nước:
- Cơ quan cao nhất là Hội Đồng Công Xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.
- Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.
* Các chính sách của Công Xã:
- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân.
- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
- Quy định giá bán bánh mì.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
=> Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân.
Câu 5:
* Ý nghĩa lịch sử:
Công xã Paris là một mô hình thu nhỏ của xã hội mới.
Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào công nhân.
* Bài học:
Cần phải có một Đảng chân chính lãnh đạo.
Có sự liên minh công – nông.
Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Bình luận