Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 8 cánh diều bài 5: Khí hậu Việt Nam

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta từ bắc vào nam và từ tây sang đông. Lấy ví dụ cụ thể.

Câu 2: Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta theo độ cao địa hình. Lấy ví dụ cụ thể.

Câu 3: Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?


Câu 1:

Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:

- Miền khí hậu phía bắc:

+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã.

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam:

+ Ở phía nam dãy Bạch Mã.

+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mùa khô.

 - Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.

Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây:

- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.

- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.

Ví dụ:

- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.

- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.

Câu 2:

- Theo độ cao địa hình, khí hậu phân hóa thành các đai khí hậu:

+ Đai nhiệt đới gió mùa: Từ 0 m đến 600 - 700 m ở miền Bắc và 0 m đến 900 - 1000m ở miền nam. Khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm.

+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: Ranh giới phía trên của đai nhiệt đới gió mùa đến 2600m. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: độ cao trên 2600m; nhiệt độ: <15oC, nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

- Ví dụ: ở Sapa khi nhiệt độ xuống thấp, xuất hiện tuyết rơi trên đỉnh Fan-xi-păng.

Câu 3:    

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Tính chất nhiệt đới:

+ Bình quân 1 m2 lãnh thổ nhận được một triệu kilô calo trong một năm.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ trong một năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21% trên cả nước.

- Tính chất gió mùa:

+ Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió,

+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh khô, mùa hạ có gió mùa Tây Nam và Đông Nam nóng ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn đạt từ 1500 - 2000 mm. Ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 - 4000 mm.

+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vì:

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Giáp Biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.

- Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.

Câu 4: Trình bày hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta

Trả lời:

- Hoạt động của gió mùa Đông Bắc

+ Nguồn gốc: từ khối khí lạnh phương Bắc; thổi theo hướng đông bắc.

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Tính chất: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

+ Phạm vi hoạt động: chủ yếu từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở ra.

- Ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta

+ Làm cho sự phân hóa của thiên nhiên nước ta càng thêm phức tạp.

+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo không gian và thời gian.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác