(Câu hỏi cuối mục 3. Đọc hiểu văn bản hài kịch, SGK)

Câu 7. (Câu hỏi cuối mục 3. Đọc hiểu văn bản hài kịch, SGK) 

a. Sách Ngữ văn 8 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? So với các sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, sách Ngữ văn 8 dạy những thể loại mới?

b. Bài Mở đầu nêu những lưu ý về yêu cầu đọc hiểu mỗi thể loại văn học nhằm mục đích gì?


a. HS nhớ lại các kiến thức các thể loại của văn bản văn học đã học ở lớp 6 và lớp 7, sau đó đối chiếu với các thể loại trong sách Ngữ văn 8 để thực hiện các yêu cầu trong bài tập này. Tham khảo bảng thống kê sau: 

 

Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7

Ngữ văn 8 

Truyện: 

- Truyền thuyết và cổ tích 

- Truyện đồng thoại 

- Truyện ngắn 

- Truyện ngụ ngôn 

- Truyện khoa học viễn tưởng 

- Tiểu thuyết

Truyện: 

- Truyện ngắn và tiểu thuyết

- Truyện 

- Truyện lịch sử 

- Truyện cười

Thơ: 

- Thơ lục bát 

- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả 

- Thơ bốn chữ, năm chữ 

- Thơ (tự do) 

Thơ: 

- Thơ Đường luật 

- Thơ sáu chữ, bảy chữ 

Kí: 

- Hồi kí

- Du kí 

- tùy bút 

- Tản văn 

Kí: không học, thay bằng kịch 

Kịch: kịch bản văn học (hài kịch)

Từ bảng thống kê trên, HS rút ra những thể loại mới học ở sách Ngữ văn 8 

b. HS cần hiểu: Bài Mở đầu nêu những lưu ý về yêu cầu đọc hiểu mỗi thể loại văn học nhằm một trong hai mục đích quan trọng của việc dạy đọc hiểu: 

+) Hiểu nội dung văn bản 

+) Biết cách thức đọc văn bản theo thể loại 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác