Câu hỏi 2 : Đọc văn bản Tựa " Gió đầu mùa" - Khái Hưng và trả lời các câu hỏi dưới đây.

II. Một số hướng viết bài 

1. Viết theo hướng nghiên cứu văn học 

Câu hỏi 2 : Đọc văn bản Tựa " Gió đầu mùa" - Khái Hưng và trả lời các câu hỏi dưới đây. 

  • Văn bản đã giới thiệu và phân tích những nội dung nỏi bật gì của tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam?
  •  Xác định dàn ý của bài viết và nhận xét về cách trình bày lí lẽ và bằng chứng của tác giả.
  •  Bài viết của Khái Hưng giúp bạn biết điều gì về Thạch Lam và các truyện ngắn của ông trước khi đọc tập truyện Gió đầu mùa?

 


  • Trong tập truyện “Gió đầu mùa” Thạch Lam viết về những chuyện giản dị, những cái xảy ra hằng ngày với sự thành thực đến mức trở nên can đảm; sự rung động của ngòi bút Thạch Lam và khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc; sự tinh tế của bút pháp thiên về cảm giác của Thạch Lam.
  • Dàn ý 
    • Mở đầu:

Giới thiệu quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam – tác giả tập truyện Gió đầu mùa.
Đặc điểm xuyên suốt tập truyện (viết về những chuyện giản dị, những cái xảy ra hằng ngày, không cần đến những tình tiết ngoắt ngoéo).

    • Triển khai:

Sự thành thực đến mức trở nên can đảm trong văn Thạch Lam (nêu và phân tích truyện Ngày mới, Một cơn giận để chứng minh).

 Những rung động của ngòi bút Thạch Lam và khả năng tác động của nó đến người đọc (làm rõ bằng các truyện Gió lạnh đầu mùa, Trở về, Những ngày mới).

Thiên về cảm giác – một đặc điểm nổi bật trong bút pháp truyện ngắn Thạch Lam (phân tích sự tinh tế của việc miêu tả cảm giác nhân vật trong truyện Nhà mẹ Lê và Trở về).

    • Kết bài:
  • Nhận định về sự kết nối giữa con người thực ngoài đời của Thạch Lam và những nhân vật trong sáng tác của ông. Đồng thời giúp ta hiểu được nội dung tập truyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác