Các nguyên tử carbon (1), (2), (3) trong hình bên ở những trạng thái lai hóa nào? 11. Mô tả sự tạo thành các phân tử sau theo khái niệm lai hóa orbital. a) Phân tử BeH2. b) Phân tử SO2. c) Phân tử NH3. 12. Cho các phân tử NCl3, SO3, CO2.

III. SỰ LAI HOÁ ORBITAL NGUYÊN TỬ

Câu hỏi 10. Các nguyên tử carbon (1), (2), (3) trong hình bên ở những trạng thái lai hóa nào?

 Câu hỏi 11. Mô tả sự tạo thành các phân tử sau theo khái niệm lai hóa orbital.

a) Phân tử BeH2.     b) Phân tử SO2.       c) Phân tử NH3.

Câu hỏi 12. Cho các phân tử NCl3, SO3, CO2.

a) Nguyên tử trung tâm trong các phân tử trên ở trạng thái lai hóa nào?

b) Phân tử nào không phân cực, phân tử nào phân cực? Vì sao?


Câu hỏi 10.

C (1) lai hóa sp3 bởi vì C này chỉ tạo liên kết đơn.

C (2) lai hóa spbởi vì C này có tạo liên kết đôi.

C (3) lai hóa sp bởi vì C này có tạo liên kết ba.

Câu hỏi 11.

a) Phân tử BeH2.

Cấu hình electron hóa trị của Be: 2s2.

Trong nguyên tử Be, một AO 2s tổ hợp với 1 AO 2p, tạo ra hai AO lai hóa sp. 

Hai AO lai hóa sp của nguyên tử Be xen phủ với hai AO s của hai nguyên tử H tạo thành hai liên kết σ giữa Be – H. Nguyên tử trung tâm Be không còn electron chưa liên kết nên hai AO lai hóa đẩy nhau với lực lớn nhất tạo góc 180o. Trong phân tử BeH2, nguyên tử Be còn hai AO – p không lai hóa và là AO trống.

H - Be - H 

b) Phân tử SO2.

Cấu hình electron hóa trị của S: 3s23p4.

Trong nguyên tử S, một AO 3s lai hóa với hai AO p, tạo ra ba AO lai hóa sp2.

Nguyên tử S dùng AO lai hóa spthứ nhất (chứa 1 e độc thân) xen phủ với AO p của một trong hai nguyên tử O tạo liên kết σ và dùng AO không lai hóa chứa 1 e độc thân xen phủ với AO p của chính nguyên tử O đó tạo ra liên kết π. Nguyên tử S dùng AO lai hóa sp2 thứ hai chứa cặp e tạo liên kết cho – nhận với AO trống của nguyên tử O còn lại và nguyên tử S còn AO lai hóa sp2 thứ ba chứa cặp e không liên kết. Do cặp e không liên kết đẩy mạnh hơn hai cặp e liên kết nên phân tử SO2 có dạng góc (chữ V)

 

c) Phân tử NH3.

Công thức Lewis của NH3 là:

 

⇒ Công thức VSEPR của NH3 là: AX3E1

Từ công thức VSEPR dự đoán được trạng thái lai hóa của nguyên tử N trong phân tử NH3 là sp3.

Cấu hình electron của N là: 1s22s22p3

1 AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3

Ba AO lai hóa sp3 (chứa electron độc thân) của nguyên tử N xen phủ với AO 1s của 3 nguyên tử H, tạo va liên kết σ, hướng về ba đỉnh của hình tứ diện. Nguyên tử N còn 1 AO lai hóa spchứa một cặp electron chưa liên kết nằm hướng về đỉnh còn lại của tứ diện. Tuy nhiên cặp electron chưa liên kết này đẩy mạnh hơn nên làm góc liên kết giảm, nên nhỏ hơn 109,5o

 

Câu hỏi 12.

a) Trong phân tử NCl3, nguyên tử N là nguyên tử trung tâm lai hóa sp3.

Trong phân tử SO3, nguyên tử S là nguyên tử trung tâm, lai hóa sp2.

Trong phân tử CO2, nguyên tử C là nguyên tử trung tâm, lai hóa sp.

b) Phân tử NCl3, SO3 phân cực vì liên kết giữa nguyên tử trung tâm với nguyên tử còn lại là liên kết phân cực.

Phân tử CO2 không phân cực vì hai liên kết phân cực C = O bị triệt tiêu do phân tử có dạng đường thẳng.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Kết nối, giải CĐ hóa học 10 KNTT, giải CĐ hóa học 10 Kết nối bài 1: Liên kết hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác