Bài tập file word mức độ thông hiểu Bài 25: Sinh sản ở thực vật

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Hãy trình bày cấu tạo chung của hoa?

Câu 2. Trình bày ngắn gọn quá trình hình thành hạt phấn ở thực vật? 

Câu 3. Trình bày ngắn gọn quá trình hình thành túi phôi ở thực vật?

Câu 4. Phân tích quá trình thụ phấn ở thực vật?

Câu 5. Phân tích quá trình thụ tinh ở thực vật?

Câu 6. Trình bày ngắn gọn quá trình hình thành hạt và quả?


Câu 1.

Cấu tạo của hoa gồm:

- Bộ phận bất thụ (Không sinh sản):

+ Lá đài: Bao bọc, bảo vệ chồi hoa.

+ Cánh hoa: Thu hút côn trùng tham gia thụ phấn.

- Bộ phận hữu thụ (Sinh sản):

+ Nhị hoa: Chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng; Có các túi tiểu bảo tử để sinh ra hạt phấn.

+ Nhụy gồm: Núm, vòi, bầu nhụy à Hình thành phôi chứa tế bào trứng.

 

Câu 2.

Hình thành hạt phấn:

Bao phấn chứa các tế bào mẹ tiểu bào tử (2n), mỗi tế bào này tiến hành giảm phân hình

thành 4 bào tử đơn bội (n), mỗi bào tử đơn bội sau đó nguyên phân hình thành nên một

hạt phấn. Hạt phấn (thể giao tử đực) là tế bào có thành dày, chứa 2 nhân gồm nhân tế bào ống phấn và nhân sinh sản.

 

Câu 3. 

Hình thành túi phôi:

Túi phôi (thể giao tử cái) được hình thành từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn. Cụ thể, tế bào mẹ đại bào tử (2n) nằm trong túi đại bào tử của noãn tiến hành giảm phân hình thành nên 4 đại bào tử. Ba trong số 4 bào tử này sẽ tiêu biến, một đại bào tử sống sót thực hiện nguyên phân 3 lần tạo thành 8 tế bào (gồm 1 tế bào trứng, 2 tế bào nhân cực, 3 tế bào đối cực và 2 tế bào kèm), lúc này túi đại bào tử được gọi là túi phôi.

 

Câu 4.

Quá trình thụ phấn:

- Thụ phấn là quá trình hạt phấn phát tán và rơi trên núm nhuỵ phù hợp. Ở đa số các loài thực vật, quá trình phát tán của hạt phấn được thực hiện nhờ tác nhân sinh học như ong, bướm, dơi,... hoặc tác nhân phi sinh học chủ yếu là gió và nước. Một số ít loài còn lại có thể tự thụ phấn.

- Căn cứ trên nguồn gốc của hạt phấn và núm nhuỵ, người ta phân biệt hai hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Quá trình thụ phấn xảy ra trong một hoa hay giữa các hoa trên cùng một cây gọi là tự thụ phấn, trong khi đó, thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn xảy ra giữa các hoa của hai cây khác nhau.

 

Câu 5. 

Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái hình thành nên hợp tử. Trong quá trình thụ tinh, sau khi ống phấn sinh trưởng kéo dài theo vòi nhuỵ chạm tới túi phôi, xuyên qua lỗ noãn, sẽ giải phóng hai tinh tử (giao tử đực), một tinh tử kết hợp với trứng

(giao tử cái) tạo nên hợp tử (2n), một tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào lớn chứa hai nhân ở trung tâm túi phôi (nhân cực) hình thành nên nhân tam bội (3n). Cả hai giao tử

đều tham gia vào thụ tinh nên quá trình này được gọi là thụ tinh kép, hình thức thụ tinh

này chỉ gặp ở thực vật hạt kín.

 

Câu 6.

- Hình thành hạt:

+ Sau thụ tinh, noãn chứa hợp tử (2n) và nhân tam bội (3n) sẽ phát triển thành hạt. Trong đó, hợp tử phân chia liên tiếp nhiều lần tạo các tế bào con, sau đó phân hoá hình thành nên cấu trúc của phôi gồm lá mầm, thân mầm và rễ mầm. Nhân tam bội cũng phân chia tạo nên khối tế bào giàu dinh dưỡng gọi là nội nhũ.

+ Chất dinh dưỡng trong nội nhũ hay lá mầm giúp nuôi phôi và cây mầm đến khi cây con có thể tự dưỡng. Giai đoạn cuối của quá trình hình thành hạt, vỏ noãn cứng lại và mất nước tạo nên vỏ hạt.

- Hình thành quả:

+ Hạt xuất hiện làm tăng lượng hormone (auxin, cytokinin, gibberellin) khuếch tán vào bầu nhuỵ, thúc đẩy các tế bào tại đây phân chia và gia tăng kích thước dẫn đến hình thành quả.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác