Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, đặc biệt cho phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch...

MỞ ĐẦU

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, đặc biệt cho phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch. Những thế mạnh, hạn chế và vấn đề sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng là gì? Thực trạng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch của vùng như thế nào?


* Thế mạnh

- Địa hình và đất:

+ Địa hình thấp, bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. 

+ Vùng có ba loại đất chính: Đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, các loại đất khác,...

- Khí hậu:

+ Mang tính chất cận xích đạo. 

+ Nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, số giờ nắng cao; lượng mưa trung bình năm khoảng 1 500 - 2000 mm. 

- Nguồn nước: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, hệ thống sông Cửu Long với 2 nhánh lớn là sông Tiền và sông Hậu.

+ Vùng có nhiều bãi triều rộng, diện tích mặt nước lớn trong nội địa.

- Rừng: Rừng tràm ở An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, rừng ngập mặn ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang có ý nghĩa lớn đối với môi trường, bảo tồn nguồn gen, đồng thời là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.

- Khoáng sản:

+ Trong vùng có dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa; 

+ Vật liệu xây dựng có đá vôi ở khu vực Hà Tiên (Kiên Giang), đá xây dựng ở vùng Bảy Núi (An Giang); sét, cao lanh,... 

+ Ngoài ra, còn có than bùn ở các khu vực đầm lầy, dưới rừng ngập nước (Kiên Giang, Cà Mau,...).

- Biển: 

+ Với vùng biển rộng, nhiều đảo, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển. 

+ Sinh vật vùng biển phong phú, nguồn lợi hải sản giàu có.

* Hạn chế

- Khí hậu có một mùa khô sâu sắc.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

 - Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Mê Công, nguồn nước sông phụ thuộc vào việc sử dụng nước của các quốc gia đầu nguồn, gây khó khăn trong quản lí, sử dụng tổng hợp nguồn nước sông.

* Thực trạng phát triển sản xuất lương thực

- Năm 2021, vùng chiếm khoảng 50% cả về diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của cả nước. 

- Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1 405,1 kg, gấp hơn 2,8 lần mức bình quân của cả nước.

- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng sản xuất lúa hàng hoá lớn nhất và chiếm hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

* Thực trạng phát triển sản xuất thực phẩm

- Chăn nuôi: Chăn nuôi của vùng phát triển theo hướng sạch, quy mô lớn, ứng dụng khoa học – công nghệ, gắn với công nghiệp chế biển và thị trường tiêu thụ. 

- Thủy sản:

+ Sản lượng thuỷ sản toàn vùng lớn và ngày càng tăng, luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản của cả nước và đứng đầu về giá trị xuất khẩu thuỷ sản.

+ Năm 2021, sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thuỷ sản cả vùng và chiếm hơn 38% sản lượng khai thác của cả nước. 

- Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả tăng nhanh, năm 2021 đạt hơn 377 nghìn ha (chiếm hơn 33% cả nước).

* Thực trạng phát triển du lịch

- Khách du lịch và doanh thu du lịch lữ hành của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2015 – 2019, năm 2020, 2021 giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 

- Sau khi dịch được kiểm soát, lượng khách đang dần phục hồi trở lại.


Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 30: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đống bằng sông Cửu Long (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác