Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước...

MỞ ĐẦU

Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước. Vậy những thế mạnh đó là gì? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển ra sao? Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?


* Thế mạnh phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ

- Địa hình và đất: 

+ Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng 

+ Đất badan và đất xám phù sa cổ chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên của vùng. 

+ Ngoài ra, trong vùng còn có đất phù sa ở hạ lưu các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ,... 

- Khí hậu: 

+ Mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, ít thay đổi trong năm, 

+ Phân hai mùa mưa – khô rõ rệt

- Nguồn nước: 

+ Hệ thống sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng Nai,...

+ Các hồ thuỷ diện, hỗ thuỷ lợi lớn như hỗ Dầu Tiếng, Phước Hoà,... 

- Rừng: Diện tích và trữ lượng rừng của vùng không lớn. Hệ thống rừng của vùng có giá trị bảo tồn như

- Tài nguyên khoáng sản:

+  Nổi bật và có giá trị nhất của vùng là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn. 

+ Ngoài ra, trong vùng còn có bô-xít, các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh,.....

- Biển: Đông Nam Bộ có vùng biển giàu tiềm năng dầu khí, hải sản; có một số bãi tắm đẹp, cảnh quan đảo đặc sắc,... 

* Sự phát triển của các ngành kinh tế

a. Sự phát triển của ngành công nghiệp

- Năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng, riêng công nghiệp chiếm 37,9%.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 31,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

- Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. 

b. Sự phát triển của ngành dịch vụ

- Ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP của vùng (năm 2021). Các lĩnh vực dịch vụ trong vùng đa dạng, được phát triển hàng đầu trên cả nước.

- Giao thông vận tải trong vùng được phát triển với đầy đủ các loại hình

- Thương mại của vùng phát triển mạnh.

- Ngoại thương: Trị giá xuất khẩu của vùng chiếm khoảng 34% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước (năm 2021).

- Du lịch ở Đông Nam Bộ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

- Bưu chính viễn thông được phát triển sớm và mạnh nhất so với các vùng khác, đi đầu trong chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao. 

- Tài chính ngân hàng được phát triển mạnh với đa dạng các loại hình kinh doanh như hệ thống các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,... 

c. Sự phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ

- Nông nghiệp

+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, có mức độ tập trung hoá sản xuất và trình độ thâm canh cao. 

+ Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha.

+ Chăn nuôi ở Đông Nam Bộ đang phát triển theo hướng công nghiệp, quy trình khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm.

- Lâm nghiệp: Có ý nghĩa kinh tế và môi trường đối với vùng Đông Nam Bộ. 

- Thủy sản: Năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm gần 6% cả nước, chủ yếu là lĩnh vực khai thác (chiếm 72,2% tổng sản lượng).

* Vấn đề bảo vệ môi trường

- Phát triển kinh tế trong vùng đặt ra nhiều thách thức đến vẫn để bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế bền vững, tạo thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư theo hướng văn minh.


Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 29: Phát triến kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác