Vì sao cần bổ sung nước rửa bát vào mẫu sau khi nghiền?

IV. THỰC HÀNH TÁCH CHIẾT DNA

1. Cơ sơ lý thuyết

Có thể tách chiết DNA từ tế bào sinh vật thông qua việc phá vỡ tế bào bằng dung dịch chất tẩy rửa và NaCl; kết tủa DNA bằng dung môi như ethanol hoặc isopropanol.

2. Các bước tiến hành

  • Chuẩn bị: 

    • Dụng cụ cối và chày sứ, cốc thuỷ tinh, cốc đong (cốc có chia vạch), ống nghiệm, phễu, giấy lọc, thìa, que tăm, thiết bị chụp ảnh.

    • Hoá chất: ethanol 90° hoặc isopropanol 99% được giữ lạnh ở nhiệt độ 2 - 4°C, nước rửa bát dạng lỏng, muối ăn (NaCl), nước cất.

    • Mẫu vật: quả dâu tây, quả chuối, củ hành tây, lá non hoặc gan lợn. Mẫu vật được giữ ở ngăn đông của tủ lạnh (-20 đến 0°C) qua đêm trước khi dùng để tách DNA.

  • Tiến hành:

    • Dùng chày nghiền nát 50 g mẫu thành hỗn hợp đồng nhất.

    • Dùng cốc đong, lấy 50 mL nước, bổ sung 1 thìa muối ăn khoảng 5 g (NaCl) và 1 - 2 mL nước rửa bát dạng lỏng, lắc trộn đều tạo thành một hỗn hợp.

    • Rót hỗn hợp này vào cối có mẫu đã nghiền sẵn, trộn đều mẫu trong hỗn hợp tạo dịch nghiền đồng nhất. Rót dịch nghiền đó vào phễu có lót sẵn giấy lọc để lọc bỏ phần bã, thu được dịch lọc.

    • Rót một thể tích tương đương ethanol lạnh vào cốc dịch lọc. Các sợi màu trắng từ từ xuất hiện trong lớp ethanol phía trên. Chuyển dung dịch ethanol phía trên chứa DNA sang một ống nghiệm sạch. Để ống nghiệm ở nhiệt độ 0 - 4°C, DNA từ từ kết tủa trong dung dịch ethanol.

    • Chụp ảnh kết quả tách chiết DNA.

3. Báo cáo kết quả thí nghiệm

Câu 1: Vì sao cần bổ sung nước rửa bát vào mẫu sau khi nghiền?


Do DNA tồn tại trong nhân tế bào nên để tách chiết được DNA ra khỏi tế bào, cần phá vỡ mô để tách rời các tế bào và phá huỷ thành tế bào và phá huỷ màng tế bào, màng nhân bằng các dung dịch tẩy rửa hoà tan lipid nhằm giải phóng dịch nhân tế bào vào dung dịch chiết xuất.


Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 1: Gene và sự tái bản DNA

Bình luận

Giải bài tập những môn khác