Tóm tắt văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước"

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Trình bày tóm tắt văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước"


Bài tóm tắt 1: Tóm tắt văn bản “Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước”.

Văn bản "Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước" của Vũ Dương Quý là lời bình của tác giả về tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Ông cho rằng đây là một tác phẩm đa nghĩa, vừa đậm tính dân tộc, vừa tập trung nét đặc sắc của hồn thơ Xuân Hương. Ở nghĩa thứ nhất, còn gọi là nghĩa thực, nghĩa nổi: Qua lời tâm sự của bánh trôi, người đọc thấy hiển hiện hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh. Ở luận điểm này, tác giả đi từ cách trình bày khách quan: đưa ra những đặc điểm, tính chất của bánh trôi để khái quát về hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh đến cách trình bày chủ quan: đưa ra những ý kiến, nhận định chủ quan về chiếc bánh, về cách miêu tả của Hồ Xuân Hương và về lời tâm sự ẩn sau hình ảnh chiếc bánh trôi. Nghĩa thứ hai, tác giả cho rằng bài thơ rõ ràng là nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của con người. Tác giả “bóc tách” phân tích lần lượt nghĩa ẩn trong từng câu thơ làm nổi bật vẻ đẹp, thân phận, phẩm hạnh của người phụ nữ xưa. Từ ấy cho thấy cái tài của Hồ Xuân Hương, chỉ với lời một chiếc bánh đã nói hộ biết bao con người. 

Bài tóm tắt 2: Tóm tắt hay nhất tác phẩm “Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước”.

Văn bản "Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước" của Vũ Dương Quý là một bài nghị luận văn học ngắn gọn nhưng đầy đủ, sâu sắc về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Tác giả đã “bóc tách”, làm rõ tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước. Luận điểm 1: Nghĩa thực: Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước. Bánh được làm từ bột nếp, nhân đường, có hình dạng tròn xinh. Khi nấu, bánh sống thì chìm, chín thì nổi. Luận điểm 2 đi sâu vào giá trị hàm ẩn trong hình ảnh bánh trôi nước. Bánh trôi nước không chỉ đơn thuần là một loại thức ăn mà còn là biểu tượng cho nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ. Họ có nhan sắc trắng sáng, tròn trịa, nhưng lại phải chịu đựng cuộc sống chìm nổi, bấp bênh. Tuy nhiên, dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ gìn phẩm giá tốt đẹp, như nhân ngọt ngào bên trong lớp vỏ trắng. Từ những lí lẽ và phân tích của tác giả, chúng ta có thể thấy "Bánh trôi nước" đã trở thành một trong những bài thơ tiêu biểu cho thơ Nôm Việt Nam.

Bài tóm tắt 3: Tóm tắt cô đọng và súc tích văn bản “Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước”.

Vũ Dương Quý, trong bài luận "Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước", cho rằng “Bánh trôi nước” là một tác phẩm đa nghĩa, vừa đậm tính dân tộc, vừa tập trung nét đặc sắc của hồn thơ Xuân Hương. Bài thơ này có tính đa nghĩa. Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ. Bài phân tích của Vũ Dương Quý giúp người đọc hiểu thêm về chiều sâu của bài thơ "Bánh trôi nước". Qua đó, chúng ta càng cảm thấy tài năng của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng hình ảnh tượng trưng để thể hiện nội dung đa dạng, thâm sâu.

Bài tóm tắt 4: Tóm tắt nhanh - Nắm bắt ý chính văn bản “Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước”.

Bài văn "Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước" của Vũ Dương Quý là lời bình luận về bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương. Theo tác giả, bài thơ này có nhiều tầng nghĩa. Nghĩa thứ nhất của bài thơ (nghĩa thực, nghĩa nổi) là miêu tả hình ảnh và quá trình làm ra bánh trôi. Ở phần này, tác giả phân tích theo hai hướng: khách quan (đưa ra các đặc điểm của bánh trôi) và chủ quan (đưa ra ý kiến về bánh trôi, về cách miêu tả của Hồ Xuân Hương và về ẩn ý trong hình ảnh bánh trôi). Nghĩa thứ hai của bài thơ là nói về thân phận, nhan sắc và phẩm chất của người phụ nữ. Tác giả phân tích chi tiết từng lớp nghĩa ẩn trong các câu thơ, làm nổi bật lên vẻ đẹp, số phận bất hạnh và phẩm chất cao quý của người phụ nữ thời xưa. Điều này cho thấy tài năng của Hồ Xuân Hương, khi chỉ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi mà đã nói lên được tiếng nói của biết bao người phụ nữ.

Bài tóm tắt 5: Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước”

Bài phân tích của Vũ Dương Quý giúp người đọc hiểu thêm về chiều sâu của bài thơ "Bánh trôi nước".  Nghĩa thứ nhất là nghĩa thực, hình ảnh và quá trình làm bánh trôi. Nghĩa thứ 2 là nghĩa ẩn, ẩn dụ cho nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa. Qua đó, chúng ta càng cảm thấy tài năng của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng hình ảnh tượng trưng để thể hiện nội dung đa dạng và sâu sắc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác