Tìm hiểu một số bài thơ của Hồ Chí Minh hoặc Tố Hữu trước Cách mạng tháng Tám 1945, từ đó, chỉ ra điểm khác nhau về cái “tôi” trữ tình trong những bài thơ này so với một trong bốn văn bản thơ trên.

Câu 4: Tìm hiểu một số bài thơ của Hồ Chí Minh hoặc Tố Hữu trước Cách mạng tháng Tám 1945, từ đó, chỉ ra điểm khác nhau về cái “tôi” trữ tình trong những bài thơ này so với một trong bốn văn bản thơ trên. 


 

Tức cảnh Pác Bó

Nhật kí trong tù

Đây thôn vĩ dạ

Đôi nét về tác phẩm

- HCST: 2/1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Bố cục: 

+ Phần 1: 3 câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó

+ Phần 2: câu thơ cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng

- Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

- HCST: 8/1942 HCM với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa năm trời đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt gia 13 tháng (8/1942-9/1943) và đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. 

- Số lượng tác phẩm: 133 bài

- Nội dung chính:

+ Phản ánh chân thực chế độ nhà tù độc ác dã man, vô nhân đạo của chính quyền TGT.

+ Thể hiện chân dung tự họa của người tù vĩ đại.

- HCST: Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ điên về sau đổi thành Đau thương. 

- Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm ảnh về phong cảnh Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc- người mà Hàm Mặc Tử ôm ấp mối tình đơn phương khi còn làm ở sở Đạc Điền

- Bố cục:

+ Đoạn 1: vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ

+ Đoạn 2: cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ

+ Đoạn 3: hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi

- Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

Điểm khác 

Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của nhân vật tữ tình:

+ Dù cuộc sống thiếu thốn những Người vẫn giữ tinh thần lạc quan, với giọng điệu hóm hỉnh, vui tươi

+ Sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Dù sống trong thiếu thốn, người thi sĩ vẫn thật là “sang”

+ Bài thơ cũng thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân của Bác. Người vui vì được hoạt động cách mạng để thực hiện lí tưởng đẹp đẽ của mình, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

- Thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Có thể coi “Nhật kí trong tù” như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Bác.

- Trong tác phẩm, chân dung Người hiện ra là hình nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng lo lắng vì Tổ quốc, khát khao tự do và là người chiến sĩ kiên cường bất khuất. Dù bị đày ải, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

- Tập thơ của làm nổi bật lên tình thường yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

- Ông thể hiện sự yêu thương đối với thiên nhiên, với cuộc sống thôn quê một cách say đắm. 

- Bài thơ thể hiện một tâm hồn phức tạp và bí ẩn của người thơ. Trong bài thơ này, người đọc được tiếp xúc với nhiều chiều sâu của cái tôi trong Hàn Mặc Tử, từ sự khao khát và tin yêu cuộc sống đến nỗi cô đơn và hoài nghi về tình người và tình đời.

- Tâm hồn phức tạp của Hàn Mặc Tử thể hiện qua sự đan xen giữa khao khát và hoài nghi. Ông khao khát tình yêu cuộc sống và tin rằng cuộc sống có ý nghĩa và giá trị đáng sống.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác