Thực hiện các yêu cầu sau: . Giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở trong Bảng 1.2 có giá trị cực đại hay giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều? Giải thích...

II. THỰC HÀNH ĐO TẦN SỐ, ĐIỆN ÁP CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Hoạt động: 

Mục đích thí nghiệm: Đo được tần số và điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở R.

Dụng cụ (Hình 1.1): Điện trở R = 10 (1), đồng hồ đo điện đa năng (2), băng lắp mạch điện (3), dây nối (4), máy phát âm tần (máy phát tần số) (5).

A. Đo tần số dòng điện xoay chiều

Thiết kế phương án:

- Tìm hiểu các dụng cụ thực hành (chức năng đo tần số của đồng hồ đo điện đa năng).

- Vẽ sơ đồ mạch điện đo tần số dòng điện xoay chiều.

Tiến hành:

- Lắp ráp dụng cụ theo sơ đồ mạch điện đề xuất.

- Đặt tần số đầu ra máy phát âm tần ở 50 Hz.

- Điều chỉnh máy phát âm tần để điện áp đầu ra lần lượt là 1,0 V; 1,5 V; 2,0 V.

- Đọc giá trị tần số dòng điện xoay chiều trên đồng hồ đo điện đa năng và ghi giá trị này vào vở theo mẫu Bảng 1.1.

Giá trị tần số lấy gần đúng đến 0,01 Hz.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. So sánh tần số dòng điện đo được ở các giá trị điện áp đầu ra khác nhau. Rút ra nhận xét.

2. Tính giá trị trung bình của tần số đo được.

B. Đo điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R

Thiết kế phương án:

- Tìm hiểu các dụng cụ thực hành (chức năng đo điện áp xoay chiều của đồng hồ đo điện đa năng).

- Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện áp xoay chiều.

Tiến hành:

- Lắp ráp dụng cụ theo sơ đồ mạch điện đề xuất.

- Điều chỉnh máy phát âm tần để điện áp đầu ra luôn là 2,0 V.

- Thay đổi tần số đầu ra máy phát âm tần lần lượt theo các giá trị: 50 Hz, 75 Hz, 100 Hz.

- Đọc giá trị điện áp xoay chiều trên đồng hồ đo điện đa năng và ghi giá trị này vào vở theo mẫu Bảng 1.2.

Giá trị điện áp lấy gần đúng đến 0,1 mV.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở trong Bảng 1.2 có giá trị cực đại hay giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều? Giải thích.

2. So sánh các giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở R khi thay đổi tần số của dòng điện. Rút ra nhận xét.

3. Tính giá trị trung bình của điện áp đo được giữa hai đầu của điện trở.


A. Đo tần số dòng điện xoay chiều

1. Tần số dòng điện đo được ở các giá trị điện áp đầu ra khác nhau có giá trị xấp xỉ bằng nhau. 

Nhận xét: Tần số dòng điện quay điện trở R không thay đổi khi điện áp đầu ra thay đổi và có giá trị xấp xỉ bằng tần số của máy phát âm tần.

2. Giá trị trung bình của tần số dòng điện đo được: 49,86 (Hz)

B. Đo điện áp xoay chiều giữa hai đầu điện trở R

1. Giá trị điện áp đo được giữa hai đầu điện trở là giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều. Vì thực nghiệm chứng tỏ rằng, dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng nhiệt như dòng điện không đổi. Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều bằng điện áp của dòng điện không đổi, nếu cho hai dòng điện này lần lượt đi qua cùng một điện trở thì nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian đủ dài là bằng nhau.

2. Các giá trị điện áp giữa hai đầu điện trở tại Bảng 1.2 có giá trị xấp xỉ bằng nhau.

Nhận xét: Khi thay đổi tần số của dòng điện, các giá trị điện áp giữa hai đầu điện trở có sự thay đổi không đáng kể.

3. Giá trị trung bình của điện áp đo được giữa hai đầu điện trở: 

= 5,3 (mV)


Bình luận

Giải bài tập những môn khác