Phân tích một văn bản thuộc một trong ba bài ca dao của văn bản Chùm ca dao trào phúng.

Câu hỏi 5: Phân tích một văn bản thuộc một trong ba bài ca dao của văn bản Chùm ca dao trào phúng.


Chùm ca dao trào phúng gồm ba bài ca dao: bài thứ nhất là buổi lễ của ông thầy cúng, bài thứ hai là cuộc viếng thăm của mèo đến nhà chuột và bài thứ ba là việc thách cưới của nhà gái đối với anh học trò nghèo. Mỗi một bài ca dao trong đây đều tập trung vào một câu chuyện vào sau đây tôi sẽ phân tích bài ca dao mà tôi cho là ấn tượng hơn cả đó là bài ca dao thứ ba:

Anh là con trai học trò

Em mà thách cưới thế anh lo thế nào?

Em khoe em đẹp như sao

Để anh lận đận ra vào đã lâu

Mẹ em thách cưới cho nhiều

Thử xem anh nghèo có cưới được không?

Nghèo thì bán bể bán sông

Anh cũng cố cưới lấy công ra vào

Cưới em trăm tám ông sao

Trăm tấm lụa đào mươi cót trầu cau

Cưới em một trăm con trâu

Một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn

Cưới em tám vạn quan tiền

Để làm tế lễ gia tiên ông bà

Cưới em một chĩnh vàng hoa

Mười chum vàng cốm bạc là trăm nong

Cưới em ba chum mật ong

Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy

Bất cứ một cô gái nào, trước khi về làm dâu nhà người ta cũng đều muốn mình được tôn trọng. Cho nên, họ thách cưới thật cao để cho gia đình nhà trai phải nhìn lại giá trị thật sự của mình, rằng cưới được họ về không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, chúng ta cũng nhận thấy là cô gái đang làm khó chàng trai, gần như là buộc chàng trai phải từ bỏ ý định của mình. Vậy đứng trước tình cảnh như vậy, chàng trai đã làm gì? Anh định “Nghèo thì bán bể bán sông”. Ở đây rõ ràng bể (biển), sông là những thứ không thuộc sở hữu cá nhân, càng không thuộc về anh học trò nghèo. Vì vậy, việc bán bể, bán sông là điều không tưởng, không bao giờ xảy ra trong thực tế. Đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo gồm: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, mươi cót trầu cau, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, tám nghìn con bồ câu, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm, trăm nong bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi, ba nong quýt đầy,... Nếu việc bán bể, bán sông là điều không tưởng thì những lễ vật dẫn cưới của anh học trò là điều phi thực tế. Những thứ đó có giá trị quá lớn so với tầm mức một đám cưới, cũng là những thứ mà anh học trò nghèo không bao giờ có nổi. Thậm chí có những thứ không bao giờ tìm được trong thực tế (ông sao, mỡ muỗi).

Tóm lại thông qua đây, bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới nặng nề trong xã hội xưa. Nhiều người không lấy được vợ, nhiều đôi lứa không thành vợ thành chồng do bị ngăn cản bởi hủ tục này. Bài ca dao nhằm mục đích phê phán hủ tục nhưng không gây căng thẳng mà lại đem đến tiếng cười cho người thưởng thức do sử dụng thủ pháp phóng đại, nói quá.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác