Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. Ban đêm, không còn ánh sáng, nhịp sinh học của cơ thể chậm dần lại, melatonin được tuyến tùng tiết ra khi ánh sáng...

Câu 3: Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. Ban đêm, không còn ánh sáng, nhịp sinh học của cơ thể chậm dần lại, melatonin được tuyến tùng tiết ra khi ánh sáng giảm, gây buồn ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồng hồ sinh học kiểm soát giấc ngủ của con người nhạy cảm nhất trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ".

a) Hãy giải thích vì sao sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ lại gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ.

b) Mỗi người nên làm gì để duy trì nhịp sinh học ổn định cho giấc ngủ?


a, Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn, làm ức chế não bộ và cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin gây buồn ngủ. Sự suy giảm hormone này sẽ khiến con người khó đi vào giấc ngủ, khó có giấc ngủ sâu, rối loạn đồng hồ sinh học nên chất lượng giấc ngủ bị kém đi.

b, Biện pháp duy trì nhịp sinh học ổn định cho giấc ngủ:

  • Cố gắng tuân thủ một thói quen mỗi ngày.

  • Dành thời gian ở ngoài trời khi trời còn sáng để tăng cường sự tỉnh táo.

  • Tập thể dục hàng ngày, nên tập thể dục nhịp điệu từ 20 phút trở lên.

  • Ngủ trong môi trường khuyến khích nghỉ ngơi với ánh sáng thích hợp, nhiệt độ dễ chịu và nệm hỗ trợ.

  • Tránh uống rượu, cafein và nicotin vào buổi tối.

  • Tắt màn hình trước khi đi ngủ và thử tham gia vào một hoạt động như đọc sách hoặc thiền.


Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối bài 23: Môi trường và các nhân số sinh thái

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác