Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Vậy nhóm ngành này có những thế mạnh và hạn chế gì?...

MỞ ĐẦU

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Vậy nhóm ngành này có những thế mạnh và hạn chế gì? Tình hình phát triển và phân bố của nhóm ngành này ra sao?


 

Thế mạnh

Hạn chế

Tình hình phát triển và phân bố

Nông nghiệp

 - Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát.  

- Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ  

- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hoả theo độ cao địa hình  

- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú  

- Sinh vật: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.  

- Dân cư và lao động: Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51.3% dân số, năm 2021), có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.  

- Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp.  

- Khoa học – công nghệ: ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.  

- Các chính sách, môi trường thể chế: thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp

 - Bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi,... đe dọa đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.  

- Việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.  

- Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực.

 - Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng.  

- Năm 2021, giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. 

- Cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta khá đa dạng bao gồm: cây hàng năm (cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm, cây rau dâu), cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nằm, cây dược liệu, cây cảnh)  

- Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, dễ và gia cầm (gà, vịt,...).  

- Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng.  

- Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y.... được đầu tư.

 

Lâm nghiệp

 - Diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, với tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42% diện tích tự nhiên.  

- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới  

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào  

- Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp như: công nghệ sinh học, các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh rừng, quản lí rừng bền vững.... được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi.  

- Hệ thống các chính sách giao đất, giao rừng, trồng và bảo vệ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên, thu hút đầu tư xanh cho phát triển lâm nghiệp được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời.  

- Gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện.

 - Chất lượng rừng còn thấp  

- Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,...

=> Gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.

 

 - Lâm sinh:  

+ Diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục qua các năm; bình quân trong giai đoạn 2010 – 2021, mỗi năm cả nước trồng mới hơn 260 nghìn ha.  

+ Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mô, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý (thảo quả, sâm, nấm,...).  

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:  

+ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng (rừng trồng) năm 2021 dạt 18,9 triệu mở và có xu hướng tăng liên tục qua các năm.  

+ Sản lượng gỗ rừng trồng tăng,

* Phân bố

 - Lâm sinh: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. 

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thủy sản

 - Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới, có nguồn lợi hải sản khá phong phú.  

- Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm.  

- Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông.  

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa  

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.  

- Các chính sách quản lí của Nhà nước  

- Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do

 - Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,...)

- Ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ)

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động

 - Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng.  

- Năm 2021, giá trị sản xuất của thuỷ sản chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, với tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 6%/năm.


Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Ôn tập chương 3: Địa lí các ngành kinh tế (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác