Ngày 27-7-1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc, một hiệp định đình chiến được kí kết...

Mở đầu: Ngày 27-7-1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc, một hiệp định đình chiến được kí kết sau 3 năm chiến tranh. Triều Tiên chính thức bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Đây là một trong những biểu hiện của Trật tự thế giới hai cực l-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991.

Vậy Trật tự thế giới hai cực I-an-ta hình thành và tồn tại như thế nào? Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực l-an-ta có tác động ra sao đối với tình hình thế giới?


Sự hình thành của trật tự thế giới hai cực I-an-ta: 

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều
vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh: 

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận... 

- Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra Hội nghị giữa ba cường quốc Liên Xô - Mỹ - Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: 

+ Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

+ Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu. châu Á sau chiến tranh.

=> Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa ba
cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam (7-1945) đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”. 

=> Trật tự thế giới hai cực I-an-ta hình thành đã chia thế giới thành hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ.

Sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực I-an-ta: 

Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn
bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta trải qua hai giai đoạn: 

- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX: 

+ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự.... giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa, và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

+  Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng khi Mỹ phát động cuộc Chiến tranh lạnh (1947) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

+ Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi, đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô.

- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ. 

+ Đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Chiến tranh lạnh vẫn diễn ra nhưng xu hướng hòa hoãn bắt đầu xuất hiện. 

+ Liên Xô và Mỹ đạt được những thỏa thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.

=> Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô những năm 1989- 1991 đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Tác động từ sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta với tình hình thế giới:

- Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới Xu thế phát triển mới. Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. 

- Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội. nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi. 

- Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện
để giải quyết hòa bình trong các vụ tranh chấp, xung đột. 

- Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho các cường
quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác