Nêu tình hình kinh tế, chính trị- xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000

2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Nêu tình hình kinh tế, chính trị- xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.


Về kinh tế:

- Năm 1974, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng siêu lạm phát, có mức độ lạm phát cao nhất thế giới. 

- Để cứu vãn tình thế, từ năm 1974, Chính phủ Nhật Bản đề ra các biện pháp nhằm phục hồi kinh tế.

- Từ nửa sau thập niên 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung đầu tư cho những ngành công nghiệp tiên tiến như vật liệu mới, thông tin máy tính, ...

- Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, quá trình dịch vụ hoá nền kinh tế được đẩy mạnh ở Nhật Bản với sự gia tăng các loại hình dịch vụ như công nghệ tin học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, cung cấp chuyên gia.

- Trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đạt mức độ ổn định. Nhật Bản vẫn giữ được vị thế kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Nhật Bản trở thành cường quốc tài chính hàng đầu thế giới, là chủ nợ của nhiều quốc gia.

- Từ cuối những năm 1980 xuất hiện “nền kinh tế bong bóng”.

- Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, nước Nhật lâm vào cuộc suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản tiếp tục phát triển ở trình độ cao, tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng, chinh phục vũ trụ.

Về chính trị:

- Trong phần lớn thời gian của giai đoạn 1973 – 2000, Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục khẳng định vai trò của đảng cầm quyền.

- Thứ nhất, liên minh chặt chẽ với Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu.

- Thứ hai, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới để vừa duy trì hoà bình và an ninh, phát triển đất nước. 

- Nhật Bản chú trọng việc đóng góp tài chính và nguồn nhân lực cho Liên hợp quốc. 

- Đối với khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đưa ra Học thuyết Phu-cư-đa, tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. 

Về xã hội: 

- Trong những năm 80, tầng lớp trung lưu mới xuất hiện và ngày càng đông đảo trong các thành phố và trung tâm công nghiệp.

- Tuy nhiên, số lượng người bị phá sản, mất việc làm, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác