Mô tả quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho cá koi nuôi trong hồ

Câu 2: Mô tả quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho cá koi nuôi trong hồ.


1. Chuẩn bị hồ và một số thiết bị nuôi cá koi: Hồ nuôi cá koi có kích thước, hình dáng đa dạng tuỳ thuộc vào diện tích, khuôn viên nơi xây hồ.Thông thường, hồ nuôi cá koi trong khuôn viên gia đình có diện tích từ 4 m² đến 6 m², có độ sâu từ 0,6 đến 1,5 m. Cá koi được nuôi trong hệ thống tuần hoàn, ngoài bể nuôi cần có thêm bể lọc và các thiết bị lọc tuần hoàn như máy bơm, hệ thống lọc phân hệ thống lọc sinh học và tái sử dụng nước nuôi. Nguồn nước nuôi cá koi có pH từ 7 đến 7,5; nhiệt độ từ 20 °C đến 28 °C, hàm lượng oxygen hoà tan từ 5 đến 7 mg/L, không chứa kim loại nặng và khí độc

2. Lựa chọn và thả cá

- Cá koi khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có xác nhận kiểm dịch theo quy định. Cả có nhiều màu như đen, trắng, đỏ, đốm và xen kẽ các máu 

- Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh sây sát, vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thả cá cần thả từ từ đế cân bằng nhiệt độ giữa nước vận chuyển cả và nước trong hồ nuôi nhằm tránh sốc nhiệt cho cá. Hình 11.5. Cá koi giống

- Mật độ thả từ 1 đến 2 con/m³, mật độ có thể cao hơn lúc cả còn nhỏ. Kích cỡ cá thả phổ biến từ 10 đến 12 cm (khoảng 30-50 g/con).

3. Nuôi dưỡng và chăm sóc cá koi

a) Quản lí môi trường

Nguồn nước nuôi cá koi yêu cầu phải sạch, thường xuyên duy trì nhiệt độ nước trong bể từ 20 °C đến 29 °C, nước có pH ổn định trong khoảng từ 7 đến 7,5, nồng độ oxygen hoà tan dao động từ 5 đến 15 mg/L, nồng độ muối dao động từ 0,3% đến 0,7%.

b) Thức ăn và cho ăn

Thức ăn cá koi thường là thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein từ 26% đến 40%, cả nhỏ cần nhu cầu đạm cao hơn cả lớn. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại vitamin, chất kích thích miễn dịch, vi sinh vật có lợi và thành phần hỗ trợ sác tổ từ vi khuẩn tỉa, tảo,... cho cá có màu sắc đẹp hơn.

Lượng thức ăn hằng ngày từ 2% đến 3% tổng khối lượng cơ thể cá, cho cá ăn từ một đến hai lần/ngày. Vào những ngày trời mưa, rét nên giảm lượng thức ăn hoặc dùng cho ăn.

c) Thay nước và vệ sinh bề

Việc thay nước cho hồ nuôi cá koi được tiến hành thường xuyên, cử 2 ngày thì thay 1/3 thể tích nước trong hồ. Sử dụng nước đã được khử chlorine và lọc bằng than hoạt tính hoặc ngâm nước ở bể chứa từ 2 đến 3 ngày trước khi đưa vào hồ nuôi. Khi phát hiện hồ có rêu bám, dùng chổi quét đảo đưa chất cặn lắng về khu vực cống thoát để hút xả chất thải ra khỏi hồ nuôi.

d) Một số vấn đề khác

Trong hỗ có thể thả táo, rong hoặc trồng cây thuỷ sinh khác như sen, súng với tỉ lệ cân đối để tránh việc cá bị thiếu oxygen. Thiết kế hồ nuôi cá sao cho thuận tiện để chăm sóc. Ngoài ra, cần bố trí thêm cây hoa, cây cảnh xung quanh hoặc một thác nước chảy để tăng tính thẩm mĩ và độc đáo.

Xử lí bệnh: Khi bệnh xảy ra cần vớt xác cá chết hoặc cá bị bệnh nặng ra khỏi hồ nuôi. Tiến hành tiêu huỷ xác cá chết, không làm lây lan sang khu vực xung quanh. Sát khuẩn nguồn nước, cung cấp oxygen hoà tan thông qua máy tạo dòng để làm thoáng mang cá. Trộn vitamin tổng hợp cùng Beta-Glucan cho cá ăn nhằm nâng cao sức đề kháng. Nâng nhiệt độ ở các hồ cá koi vào những ngày lạnh để hạn chế thiệt hại do bệnh. Trong trường hợp cá bị bội nhiễm vi khuẩn gây thối mang có thể sử dụng kháng sinh để cho cá ăn, liệu trình sử dụng thuốc 5 ngày liên tục theo hướng dẫn của nhà chuyên môn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác