Lập bảng thống kê một thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam theo mẫu sau vào vở

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Câu 1: Lập bảng thống kê một thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam theo mẫu sau vào vở:

Tên thiên tai

Nơi thường xảy ra

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

?

?

?

?

?


Tên thiên tai

Nơi thường xảy ra

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Bão và áp thấp nhiệt đới

- Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.

+ Ở Bắc Bộ và Thanh Hoá, mùa bão từ tháng 6 đến tháng 8, tháng nhiều khả năng bão nhất là tháng 8.

+ Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, mùa bão từ tháng 9 đến tháng 10, tháng 9 có nhiều khả năng bão nhất.

+ Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, mùa bão từ tháng 10 đến tháng 11. Bão ở đây thường yếu và ít hơn khu vực phía Bắc.

+ Nam Bộ hầu như không có bão, tháng nhiều khả năng có bão nhất là tháng 12 nhưng hiếm gặp.

- Bão và áp thấp nhiệt đới hình thành từ vùng nước biển nhiệt đới, có nhiệt độ nước mặt cao (trên 26°C), không khí nóng, ẩm bốc lên hình thành tại đó một vùng áp thấp có áp suất thấp hơn rất nhiều so với xung quanh. Không khí ở xung quanh chuyển động hướng về tâm vùng áp thấp gây nên gió xoáy rất mạnh. Trong vùng áp thấp, không khí bốc lên cao, lạnh đi, ngưng tụ lại thành bức tường mây dày đặc tạo ra những cơn mưa rất lớn.

- Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.

- Gây thiệt hại về người như làm thương vong và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (dịch bệnh sau bão).

- Gây thiệt hại về kinh tế như làm mất mát tài sản, gián đoạn thông tin liên lạc, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt, làm mất mùa, gây chết và dịch bệnh ở gia súc, ngưng trệ giao thông, hư hỏng các công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng,....

- Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường; ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

- Trước khi bão xảy ra:

+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo, dự báo bão.

+ Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

+ Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi nơi ở không đảm bảo an toàn, phòng nước dâng.

+ Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết trong nhiều ngày.

- Trong khi bão xảy ra:

+ Thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến bão.

+ Không trú ẩn dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

+ Đề phòng tai nạn do đồ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật.

- Sau khi bão xảy ra:

+ Khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

+ Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng.

+ Tham gia dập dịch bệnh, xử lí môi trường.

Lũ lụt

- Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi của nước ta, đặc biệt tại vùng núi phía Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Lũ thường xảy ra ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long với mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

Ngập lụt thường xảy ra ở đồng bằng hạ lưu các sông chính ở nước ta, có 3 vùng rõ rệt:

- Xuất hiện âm thanh lạ trong lòng đất.

 

- Nguyên nhân tự nhiên:

+ Do mưa lớn kéo dài.

+ Lũ quét thường xuất hiện trên các sông nhỏ hoặc suối ở miền núi, những nơi có độ dốc cao, địa hình hẹp và dài.

+ Ngập lụt phụ thuộc vào đặc điểm mạng lưới sông. Đối với mạng lưới nan quạt, song song, vùng hạ lưu dễ bị ngập lụt do sự tập trung nước nhanh. Bão có thể làm nước biển dâng tiến sâu vào đất liền gây ngập lụt.

+ Biến đổi khí hậu với sự gia tăng số lượng và cường độ của các trận mưa lớn làm cho lũ lụt diễn ra trầm trọng hơn.

- Nguyên nhân con người: Rừng bị tàn phá, các công trình xây dựng như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi có thể cản trở dòng chảy tự nhiên; nhà máy thuỷ điện điều tiết nguồn nước không hợp lí; đê, đập, hồ, bờ kè bị vỡ là các nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Gây thiệt hại về người và tài sản, nhà cửa bị ngập lụt, đồ dạc bị hư hỏng; dịch bệnh phát sinh.

+ Gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng: các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn; giao thông bị cản trở; hệ thống cung cấp nước sạch bị nhiễm bẩn. Ở vùng ven biển, nước bị nhiễm mặn.

+ Gây thiệt hại cho các ngành kinh tế: gia súc, gia cầm bị chết gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi; mùa màng có thể bị mất trắng. Lũ lụt kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch mùa vụ. Một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, nhất là công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Hoạt động dịch vụ cũng bị đình trệ ở vùng lũ lụt.

+ Gây thiệt hại về môi trường: nước lũ cuốn theo rác thải, nước thải, xác động vật phân huỷ gây ô nhiễm môi trường.

 

- Trước lũ lụt:

+ Dầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ công trình phòng chống thiên tai.

+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ.

+ Sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

+ Bảo vệ nguồn nước sạch của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước,...

+ Dự trữ nước uống, thực phẩm, dược phẩm, các vật dụng cần thiết.

+ Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

- Trong lũ lụt:

+ Cắt hết các nguồn điện sinh hoạt.

+ Di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn, không đi vào khu vực nguy hiểm.

+ Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất, bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc thông suốt.... 

- Sau lũ lụt:

+ Kiểm tra các trang thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

+ Phòng chống dịch bệnh sau lũ và xử lí môi trường,

+ Khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.

Hạn hán

- Khu vực Tây Bắc: tần suất hạn rất cao từ tháng 11 đến tháng 4 và dễ xảy ra hơn tại những nơi mưa ít như Điện Biên, Sơn La.

- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 3, dễ xảy ra hơn tại những nơi mưa ít như Cao Bằng, Lạng Sơn.

- Khu vực đồng bằng Bắc Bộ: khả năng xảy ra cao trong các tháng 11, 1, 2, 3.

- Khu vực Bắc Trung Bộ: tần suất hạn cao nhất trong các tháng 6, 7.

- Khu vực Nam Trung Bộ: tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, tháng 2, 3. Nơi hạn nhất ở cực Nam Trung Bộ là Ninh Thuận.

- Khu vực Tây Nguyên: khả năng hạn cao từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tây Nguyên là nơi có mức độ hạn cao so với các khu vực ở Việt Nam.

- Khu vực Nam Bộ: hạn nhiều từ tháng 12 đến tháng 4. Ở những nơi có lượng mưa thấp như Trà Vinh, Bến Tre có mức độ hạn cao nhất khu vực.

- Nguyên nhân tự nhiên:

+ Thiếu hụt lượng mưa hoặc không có mưa trong một thời gian dài, hay mùa mưa đến chậm,...

+ Tình trạng suy giảm khả năng điều tiết nguồn nước của rừng, khi mưa xuống đất không có khả năng giữ nước, nước bị trôi đi nhanh chóng.

+ Ảnh hưởng của hiện tượng En Ni-nô.

- Nguyên nhân con người:

+ Sử dụng lãng phí, chưa hợp lí tài nguyên nước, nhu cầu nước gia tăng do nhu cầu sản xuất. Quy hoạch sử dụng nước chưa phù hợp, điều tiết nguồn nước còn hạn chế.

+ Sự biến đổi khí hậu do tác động của con người gây biến động trong chế độ mưa, thiếu hụt mưa trong mùa khô làm tăng nguy cơ hạn hán.

+ Phá rừng làm giảm khả năng điều tiết nước mặt, hạ thấp mực nước ngầm; khai thác cạn kiệt nước ngầm,...

- Gây thiệt hại cho con người: Hạn hán dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt, thiếu lương thực, thực phẩm; nguy cơ bùng phát dịch bệnh như tiêu chảy, da liễu,...

- Gây thiệt hại cho sản xuất: Hạn hán làm giảm năng suất, diện tích và sản lượng cây trồng, chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm; thiếu thức ăn, nước uống cho vật nuôi; ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản; gây khó khăn cho quá trình vận hành để phát điện của nhà máy điện cũng như việc điều tiết nước cho sản xuất,...

- Gây thiệt hại về môi trường: Hạn hán làm tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất; huỷ hoại môi trường sống của sinh vật, giảm chất lượng không khí; làm xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn,...

- Trước khi hạn hán:

+ Thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết và cảnh báo hạn hán, đặc biệt là khi ít mưa hoặc không có mưa.

+ Xây dựng và tu bổ các công trình thuỷ lợi, sửa chữa đường nước bị vỡ, rò rỉ; dự trữ nước; thiết lập hệ thống thu gom và trữ nước mưa,...

- Sau khi hạn hán:

+ Kiểm tra và sửa chữa hệ thống nước.

+ Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp.

 

Sạt lở đất

- Sạt lở đất xảy ra khắp nơi ở miền núi nước ta. Nguy cơ sạt lở đất cao và rất cao ở vùng núi phía Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và một phần Tây Nguyên.

- Nguyên nhân sạt lở đất có thể do những chấn động tự nhiên của mặt đất làm mất đi liên kết của đất đá trên sườn đồi núi; do mưa nhiều ngày, mưa lớn hoặc lũ lớn làm đất đá bị trôi xuống, đặc biệt ở khu vực địa hình dốc. Sạt lở ven sông do nền đất yếu.

- Nguyên nhân do con người như chặt phá rừng trên vùng đồi núi; khai thác cát, kè một bên sông gây ra.

+ Thiệt hại về người và tài sản do bị chôn vùi, nhất là khi xảy ra vào ban đêm.

+ Phá huỷ các công trình xây dựng, cản trở hoạt động giao thông.

+ Mất đất trồng trọt do đất đá vùi lấp; đất bờ sông sạt lở làm mất đất canh tác, phá huỷ các công trình nhà cửa hai bên sông; gia súc, gia cầm có thể bị chết, bị thương....

+ Trước khi xảy ra sạt lở đất: trồng cây, bảo vệ rừng để giảm nguy cơ sạt lở đất; không xây nhà ở những khu vực dễ xảy ra sạt lở đất như dưới sườn dốc, vùng ven sông....

+ Khi trời mưa to và kéo dài: theo dõi thường xuyên thông tin về các đợt mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở đất cao; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn; sơ tán ra khỏi các nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc có dấu hiệu bất thường....

+ Sau sạt lở đất: tránh xa khu vực sạt lở đất vì nền đất vẫn chưa ổn định và có thể tiếp tục sạt lở.

Xâm nhập mặn

Nơi xảy ra xâm nhập mặn nhiều nhất ở nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô.

Nguyên nhân xâm nhập mặn là do nước biển dâng, triều cường và sự hạ thấp mực nước hoặc cạn kiệt nước ở vùng cửa sông trong đất liền.

Gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và đời sống, làm biến đổi tính chất của đất, nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản,...

Trồng rừng ven biển, xây dựng hệ thống thuỷ lợi (cống ngăn mặn, kênh dẫn nước ngọt, hồ chứa nước ngọt để rửa mặn), thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ,...

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác