Hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):

Câu 2: Hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):


 

Quê hương

Bếp lửa

Mùa xuân nho nhỏ

Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu

“Cánh buồm như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương

“Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài

Hình ảnh “bếp lửa” đã để lại xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc.

Từ ngữ: Ấp iu, nồng đượm,...

- Trong bài có hình ảnh của 3 mùa xuân:

+ Mùa xuân của thiên nhiên.

+ Mùa xuân của đất nước.

+ Mùa xuân của tác giả.

- Từ ngữ: hối hả, xôn xao,...

Biện pháp tu từ chủ yếu

So sánh (chiếc thuyền - con tuấn mã, cánh buồm - mảnh hồn làng)

Điệp từ, điệp ngữ

phép điệp

Cách gieo vần

vần liền (sông - hồng, giang - làng)

gieo vần theo từng cặp câu thơ, ở tiếng cuối trong dòng thơ

Gieo vần chân (trời - rơi; súng - lưng; mạ - hả; lao - sao; hoa - ca; đời - mươi; bình - minh; minh - tình)

Chủ đề

Tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.

Tình yêu gia đình, yêu đất nước.

Tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống.

Cảm hứng chủ đạo

Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ là tình yêu quê hương tha thiết thể hiện qua những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của quê hương. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, là tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước.

 Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương và nguyện vọng cống hiến hết mình cho đất nước, quê hương của tác giả. Cùng với đó là niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác