Hãy nêu một số đặc điểm thực vật học của cây xoài, thanh long, nhãn, chuối hoặc một loại cây ăn quả có múi.

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm thực vật học của cây xoài, thanh long, nhãn, chuối hoặc một loại cây ăn quả có múi.


* Cây xoài:

- Rễ: Cây xoài mọc từ hạt có rễ cọc phát triển mạnh và có thể ăn sâu xuống đất tới 6 -8 m; nhiều rễ nhánh phát triển tập trung ở tầng đất 0 - 50 cm.

- Thân và cành: Xoài là cây thân gỗ. Cây xoài trưởng thành thông thường có chiều cao khoảng 5 - 10 m. Cây có nhiều cành, mỗi năm ra 3 - 4 đợt lộc.

- Lá: Xoài thuộc nhóm cây xanh quanh năm, tán cây có hình bầu dục hoặc bán cầu. Cây xoài có lá đơn và sắp xếp theo hình xoắn ốc. Hình dạng của lá thay đổi tùy thuộc vào giống, có thể là hình mũi mác, thuôn dài hoặc hình trứng,... Lá non mới ra có màu đồng đỏ, chuyên dần sang màu xanh sáng và màu xanh đậm khi lá trưởng thành

- Hoa: Cây xoài có thể ra hoa đực, hoa cái hoặc lưỡng tính, có màu vàng nhạt. Cành hoa phân nhánh nhiều, mọc ra từ đỉnh sinh trưởng, có thể dài 20 - 30 cm;

mỗi chùm có khoảng 200 - 400 hoa. Hoa chủ yếu được thụ phấn nhờ côn trùng và gió.

- Quả: Khi chín, vỏ quả xoài thường có màu vàng hoặc tím vàng, thịt quả thường có màu vàng đậm, mềm, ít xơ; khối lượng quả đạt 100 - 1 500 g tuỷ loại. Hạt xoài thường lớn: vỏ hạt có lớp lông xơ dày, bên trong là nhân hạt. Một số giống xoài có hạt lép, làm tăng tỉ lệ phần ăn được.

* Cây thanh long

- Rễ: Cây thanh long có hai loại rễ là rễ địa sinh và rễ khí sinh.

Rễ địa sinh phát triển từ lõi trong thân cây, phân bố ở tầng đất 0 - 30 em, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ khí sinh mọc dọc theo thân trong không khí, bám vào trụ, giúp cây leo lên trụ đỡ.

- Thân và cành: Thanh long là cây thân mềm. Thân và cành cây thanh long thường có ba cánh dẹp, màu xanh. Khi cắt ngang cành nhìn thấy có hai phần: bên ngoài chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Trong thân chứa nhiều nước nên thanh long có khả năng chịu hạn. Mỗi năm cây mọc 3 - 4 đợt cành.

- Lá: Lá thanh long tiêu biến thành gai. Sát với gai có mầm ngủ có thể phân hoá thành hoa hoặc cành mới.

- Hoa: Hoa thanh long thuộc loại hoa lưỡng tính, có kích thước lớn, chiều dài trung bình 25 - 35 cm. Cây thanh long thường ra hoa vào tháng 4 - 10; hoa nở vào ban đêm và tập trung vào lúc 20 - 23 giờ; từ lúc hoa nở đến lúc hoa tàn khoảng 2 - 3 ngày.

- Quả thanh long to, hình bầu dục, khối lượng quả khi trưởng thành dao động khoảng 300 - 500 g tuỳ theo giống. Thời gian từ lúc nở hoa đến khi thu hoạch quả khoảng 22 - 30 ngày. Khi còn non, quả thanh long có màu xanh với nhiều tai lá xanh. Khi chín, quả có nhiều màu sắc khác nhau. tuỳ vào từng giống cây. Có ba loại quả thanh long: loại quả vỏ màu đỏ đến tím và thịt quả màu trắng; loại quả vỏ màu đỏ đến tím và thịt quả màu đỏ đến tím; loại quả vỏ màu vàng và thịt quả màu trắng.

* Cây nhãn:

- Rễ: Cây nhãn có rễ cọc ăn sâu xuống đất khoảng 3 - 5 m. Rễ sinh trưởng tập trung ở độ sâu khoảng 10 - 15 cm.

- Thân và cành: Nhãn là cây thân gỗ. Cây trưởng thành có chiêu cao khoảng 10 - 12m. Một năm cây nhãn ra từ 2 đến 4 đợt cành mới nên cây có nhiều cành.

- Lá: Nhãn có lá xanh quanh năm, tán lá dày. Lá thuộc loại lá kép, có 6 - 10 lá chét mọc đối xứng, chiều dài lá khoảng 15 - 25 cm. Lộc non thường có màu đỏ nâu và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.

- Hoa: Hoa nhãn mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt. Có ba loại hoa: hoa dực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Khi thụ phần thuận lợi, hoa cái và hoa lưỡng tính sẽ tạo thành quả.

- Quả có dạng hình cầu, khi chín, quả có đường kính khoảng 1,5 - 3,0 em; khối lượng 12 - 22 g tùy theo giống. Vỏ quả mỏng. dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín, có giống vỏ quả màu tím nâu khi chín. Thịt quả có màu trắng đục, mọng nước, vị ngọt. Hạt nhãn hình cầu, màu đỏ nâu hoặc nâu đen.

* Cây chuối

- Rễ của cây chuối thường là rễ nhánh, phát triển mạnh mẽ và sâu vào trong đất. Rễ của cây chuối có thể hình thành một hệ thống rễ sâu và mạnh mẽ để hấp thụ nước và dinh dưỡng từ đất. Rễ của cây xoài và cây nhãn cũng phát triển mạnh mẽ nhưng có thể ít nhánh hơn so với cây chuối. Hệ thống rễ của chúng thường phân bố nông hơn và không cần sâu vào đất như cây chuối.

- Thân của cây chuối thường mềm, không có lõi gỗ. Phần nằm dưới đất là thân thật (còn gọi là củ chuối hoặc thân ngầm); thân thật có khả năng hình thành chồi mới và rễ mới. Phần nằm trên mặt đất được gọi là thân giả, do các bẹ lá xếp lớp lên nhau theo hình xoắn trôn ốc. Thân của cây xoài và cây nhãn thường có lõi gỗ, cứng cáp hơn so với cây chuối. Thân của chúng có thể cao lớn hơn và có khả năng chịu đựng tốt hơn trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

- Hoa: Cây chuỗi có thể ra hoa khi cây đạt 25 - 50 lá. Cụm hoa phát triển từ thân ngầm, khi đậu quả hình thành buồng chuối. Cụm hoa có hoa cái sẽ tạo thành quả, hoa lưỡng tính và hoa đực sẽ không hình thành quả. Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp úp lên nhau thành hình nón dài, ở kẽ mỗi lá bắc có 8 - 15 hoa xếp thành hai hàng tạo thành nải chuối.

- Quả: Quả chuối có vỏ màu xanh và chuyển sang vàng khi chín. Tuỳ thuộc vào các giống, mỗi buồng chuối có 4 - 15 nải, mỗi nải có mức độ chín khác nhau 12- 30 quả, khối lượng mỗi quả khoảng 50 - 300 g, quả có chiều dài 10 - 25 cm, đường kính quả khoảng 2.5 - 4.0 cm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác