Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam.


Phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc nam ở nước ta thể hiện rõ nhất ở sự khác biệt về nhiệt độ và cảnh quan thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

Phần lãnh thổ phía Bắc (toàn bộ lãnh thổ phía Bắc tơi dãy núi Bạch Mã)

 + Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đồng lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỷ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau, như rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng ngập mặn.... Ngoài ra, còn có các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới như rừng cận nhiệt là rộng thường xanh, rừng lá kim núi cаo..... Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài thực vật cận nhiệt đới (dẻ, re,....) và ôn đới (sa mộc, đỗ quyên,...) cùng các loài thủ có lông dày như gấu, chốn....

Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam)

 + Khi hậu mang sắc thải của khi hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt độ không quá 1 – 5°C. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.  

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật và động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới có nguồn gốc Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a di cư lên hoặc từ Ấn Độ - Mi-an-ma di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng là vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu; có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên (rừng khộp). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo, bỏ rừng...

Ở vùng ven biển, vùng cửa sông của đồng bằng sông Cửu Long phát triển rừng ngập

mận và rừng tràm (bán đảo Cà Mau, rừng U Minh,...). Trong rừng, hệ động vật trên cạn và dưới nước rất đa dạng.


Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác