Đọc lại các văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):

Câu 1: Đọc lại các văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):


Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lý lẽ và bằng chứng tiêu biểu

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ

bàn về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ

- LĐ1: tác giả thương thay cuộc đời, một duyên phận khắc khổ, tần tảo

 

- LĐ2: Bà Tú không chỉ nhọc nhằn mà còn nhục nhằn.

 

- LĐ3: Bà Tú là con người công việc: đảm đang tháo vát, thương khó tảo tần; hai câu luận lại chính là bà Tú trong quan hệ gia đình, với nết ăn nết ở, là con người tình nghĩa: sâu đậm thuỷ chung, thảo hiền nhu thuận.

- Lý lẽ 1: Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

- Lý lẽ 2: Đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

 

Ý nghĩa văn chương

bàn về công dụng, chức năng và ý nghĩa của văn chương

- LĐ1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. 

- LĐ2: Nhiệm vụ của văn chương

- LĐ3: Công dụng của văn chương

- Lý lẽ 1: 

+ Hình dung, phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. 

+ Sáng tạo ra sự sống 

 

- Lý lẽ 3:

+ Khơi gợi tình cảm và lòng vị tha. 

+ Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. 

+Cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên.

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

bàn về tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” 

- LĐ1: Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. 

 

- LĐ2: Nghĩa thực của chiếc bánh trôi

 

- LĐ3: Nghĩa thứ hai của bài thơ rõ ràng là nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của con người, là những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa

- Lí lẽ 1: Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái, nhưng những tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ.

 

- Dẫn chứng 1: Một trong những bài thơ Nôm đặc sắc của Hồ Xuân Hương là Bánh trôi nước. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác