Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai như đi tìm mũi kim hạt cải, nhưng không thấy dấu vết gì cả. Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra...

BÀI TẬP

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai như đi tìm mũi kim hạt cải, nhưng không thấy dấu vết gì cả. Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra, Thành kinh ngạc vội đuổi theo, ếch lẫn vào đám cỏ. Thành dõi theo hướng, lần tìm thấy một chú dế núp dưới gốc gai. Thành chộp vội, nhưng dế đã chui tọt vào trong hang. Lấy cỏ nhọn chọc, nó vẫn nằm lì trong ấy. Sau khi đem ống phun nước vào, bị sặc, một chú dế cực to khỏe mới thòi ra. Tóm được chú ta, nhìn kỹ: mình to, đuôi dài, cổ xanh, cánh vàng. Thành vô cùng mừng rỡ liền nhốt vào lồng mang về. Cả nhà ăn mừng, cho bắt bắt được trân châu bảo ngọc cũng không bằng. Rồi thả vào bồn, nuôi nấng hàng ngày bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc, chăm sóc chí chút từng li từng tí, đợi đến kỳ hạn nộp quan.” (Bồ Tùng Linh)

- Chỉ ra các từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm trong đoạn truyện trên. 

- Hãy cho biết: Nếu bỏ các từ ngữ, câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn truyện trên sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?


Từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm trong đoạn truyện: 

+ Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai

+ Thành kinh ngạc

+ Thành dõi theo

+ Thành chộp vội

+ mình to, đuôi dài, cổ xanh, cánh vàng

+ …

- Nếu bỏ các từ ngữ, câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ trở nên ngắn gọn, súc tích hơn, nhưng chỉ tập trung vào việc kể lại sự việc. Vì: Các từ ngữ, câu văn miêu tả giúp người đọc hình dung được rõ nét hình ảnh chú dế, từ đó tăng thêm tính sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện. Các từ ngữ, câu văn biểu cảm giúp bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, từ đó tạo nên sự đồng cảm cho người đọc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác