Công nghệ sinh học trong lâm nghiệp sẽ phát triển theo những hướng nào?

2. TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP

Câu hỏi: Công nghệ sinh học trong lâm nghiệp sẽ phát triển theo những hướng nào?


① Phát triển các ứng dụng của công nghệ chuyển gene, công nghệ chỉnh sửa gene, kĩ thuật sinh học phân tử, công nghệ nano trong chọn, tạo giống để tạo ra các giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh, có năng suất và chất lượng vượt trội, kháng sâu bệnh, tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường, có khả năng xử lí ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

② Ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ nuôi cấy mô tế bào, công nghệ hạt nhân tạo, hệ thống nuôi cấy lỏng khép kín (bioreactor) để nhân nhanh giống cây lâm nghiệp. Hoàn thiện các quy trình nhân giống in vitro quy mô công nghiệp cho các giống mới như keo, bạch đàn và các loài cây lâm nghiệp bản địa, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, đáp ứng sản xuất quy mô lớn. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy in vitro, hạt nhân tạo để lưu giữ nguồn giống trong phòng thí nghiệm, phục tráng các loài cây rừng bị suy thoái. Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, nhân bản vô tính trong bảo tồn, phục tráng các loài động vật rừng quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

③ Phát triển ứng dụng công nghệ gene và kĩ thuật sinh học phân tử trong phân loại động vật, thực vật rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu DNA, ngân hàng gene của các loài sinh vật rừng. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu DNA mã vạch cho các loài động vật, thực vật rừng quý, hiếm, loại được ưu tiên bảo tồn. Phát triển công nghệ quản lí chuỗi hành trình của giống bằng mã QR để minh bạch nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin khác liên quan đến giống. Các hướng nghiên cứu này giúp quản lí, giám sát, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gene cây rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.

④ Phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất KIT xét nghiệm, chẩn đoán sâu bệnh; tạo ra nhiều chế phẩm sinh học đa chức năng có chất lượng cao phục vụ trồng, chăm sóc, phòng chống cháy rừng, chế biến lâm sản. Ngoài ra, phát triển chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật nội sinh để tăng khả năng kháng sâu bệnh hại, tăng năng suất và chất lượng rừng trồng cũng là một hướng quan trọng.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác