Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội, môi trường...

MỞ ĐẦU

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội, môi trường. Ở nước ta, hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khá đa dạng như khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp,... Vậy, vai trò và đặc điểm của từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp này như thế nào?


 

Khu công nghiệp

Khu công nghệ cao

Trung tâm công nghiệp

Vai trò

- Các khu công nghiệp có vai trò quan trọng đối với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại

- Giải quyết việc làm

- Tham gia đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động

- Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,...

- Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; 

- Uơm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; 

- Đào tạo nhân lực công nghệ cao; 

- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. 

- Các trung tâm công nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng cho sự phát triển của các địa phương, như định hướng chuyên môn hoá trong sản xuất công nghiệp, tạo động lực phát triển cho các đô thị và khu vực phụ cận.

 

Đặc điểm

- Có ranh giới rõ ràng, quy mô từ hàng chục đến hàng nghìn ha.

- Các loại hình khu công nghiệp khá đa dạng, như khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao.

- Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

- Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.

- Có ranh giới rõ ràng, quy mô diện tích thích hợp.

- Địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao.

- Hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

- Có nhân lực và đội ngũ quản lí chuyên nghiệp.

- Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá,...

- Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển thường có tỉ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm, có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn, có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, có sự tập trung các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

- Thường gắn với các đô thị vừa và lớn, với sự khác nhau về quy mô giá trị sản xuất

công nghiệp, từ nhỏ đến rất lớn.

- Mỗi trung tâm công nghiệp có nhiều ngành công nghiệp, trong đó có một số ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của trung tâm.


Trắc nghiệm Địa lí 12 Chân trời bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác