Chọn và tìm hiểu về một tác phẩm đã chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn cấp Trung học phổ thông.

2. Thực hành tìm hiểu một tác phẩm chuyển thể

Câu 1: Chọn và tìm hiểu về một tác phẩm đã chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn cấp Trung học phổ thông.


Trong chương chường Ngữ Văn cấp Trung học phổ thông, đã có rất nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành tác phẩm nghệ thuật. Một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng được chuyển thể thành phim là “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra tại làng Nghĩa Đô, Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông là một trong những cây bút tiêu biểu cho dòng văn học hiện đại Việt Nam vào thế kỉ XX. Tô Hoài đã để lại cho đời sau một khối lượng tác phẩm khổng lồ trải dài khắp các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến bút kí. Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”, được tặng giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Truyện kể về cuộc đời của vợ chồng A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở Hồng Ngày. Cô bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra. Cô phải lao động quần quật, sống không khác gì con trâu, con ngựa.

Tác phẩm chuyển thể “Vợ chồng A Phủ” thuộc ngành nghệ thuật điện ảnh, được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bộ phim “Vợ chồng A Phủ” được sản xuất vào năm 1961 và là một trong những bộ phim tiên phong cho trào lưu làm phim chuyển thể từ tác phẩm văn học Việt Nam. Bộ phim được chính tác giả của nguyên tác, nhà văn Tô Hoài, viết kịch bản, nên nội dung rất sát với câu chuyện gốc. Dù chỉ được thực hiện dưới dạng phim trắng đen, nhưng dự án này đến hiện nay vẫn được chiếu đi chiếu lại trong các giờ học tại các trường phổ thông.

Tác phẩm chuyển thể được chuyển thể theo hình thức trung thành với nguyên tác văn học. Cả nội dung và hình thức của tác phẩm chuyển thể đều giữa nguyên tinh thần của tác phẩm văn học. Về nội dung, cả hai tác phẩm đều tái hiện cuộc sống của người dân tộc vùng thiểu số ở miền núi phía Bắc, qua đó phản ánh những khó khăn, gian khổ nhưng cũng không kém phần hạnh phúc, yêu đời của họ. Cụ thể cả hai đều kẻ về câu chuyện tình yêu giữa A Phủ và Mị, một cô gái xinh đẹp nhưng bị bắt cóc về làm vợ A Sử để trả nợ. Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn gian khổ nhưng luôn đầy tình yêu và hy vọng của họ được tái hiện một cách chân thực và sinh động. Ngoài ra, ở tác phẩm chuyển thể còn có thêm một số yếu tố khác như hình ảnh, âm thanh, diễn xuất… giúp khán giả có thể cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống của người dân tộc. Về hình thức, cả hai tác phẩm đều được viết dưới dạng kể chuyện, với ngôn ngữ dân dã, gần gũi. Trong tác phẩm văn học, Tô Hoài đã sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng với nhiều từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ của người dân tộc, tạo nên sự đặc sắc riêng. Trong tác phẩm chuyển thể, đạo diễn Mai Lộc cũng đã tái hiện được điều này qua lời thoại của các nhân vật, giúp khán giả cảm nhận được sự gần gũi, thân thuộc. Ngoài ra, cả hai tác phẩm đều có cấu trúc hợp lí, logic, với sự phát triển của các nhân vật và mạch truyện được diễn biến một cách chặt chẽ, lôi cuốn. Cả hai đều tạo nên một bức tranh sinh động, đầy màu sắc về cuộc sống của con người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. 

Tác phẩm chuyển thể đã làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm văn học bằng cách tái hiện sinh động cuộc sống của người dân tộc qua hình ảnh, âm nhạc, diễn xuất… Trong phim, diễn viên Trần Phương trong vai A Phủ, diễn viên Đức Hoàn trong vai Mị đã thể hiện chân thực những đau khổ của hai vợ chồng trước khi chạy trốn và sau đó là bảo vệ dân làng đi theo cách mạng. Nhắc tới tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ “Tôi viết truyện ấy từ những năm đi thực tế làm báo Cứu quốc. Đó là một câu chuyện gần như có thật của một đôi vợ chồng người Mông ở Phù Yên nay là Bắc Sơn, tỉnh Sơn La.” Với cốt truyện hấp dẫn, cảm động, bộ phim tiếp tục lôi cuốn người xem bằng hình ảnh đẹp của miền Tây Bắc và phần âm nhạc xuất sắc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Bài hát “Bài ca trên núi” qua giọng hát của nghệ sĩ Kiều Hưng cũng nhận được sự yêu thích của đông đảo người yêu nhạc. Tuy nhiên, tác phẩm chuyển thể cũng có một số hạn chế như việc khó tái hiện đầy đủ tinh thần của tác phẩm văn học trong một khung thời gian ngắn của phim. Ngoài ra một số chi tiết trong truyện ngắn cũng không được tái hiện đầy đủ trong phim.

Nhìn chung, tác phẩm chuyển thể Vợ chồng A Phủ là một công trình nghệ thuật xuất sắc, đã góp phần giới thiệu văn hóa, con người Việt Nam nói chung và người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nói riêng đến với khán giả trong và ngoài nước. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả và góp phần làm giàu cho kho tàng điện ảnh Việt Nam.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác