Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Câu 3: Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?


Trong tác phẩm "Ông lão bên chiếc cầu" của Hemingway, những chi tiết về "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" xuất hiện ở phần cuối tác phẩm đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ với cảnh ngộ của ông lão, qua đó thể hiện thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.

Sự xuất hiện của hai chi tiết này vào thời điểm ông lão đang ở trong tình trạng vô cùng bi đát: quê hương bị tàn phá, buộc phải di dời, sống lang thang, cô đơn, càng làm tăng thêm tính đối lập và nhấn mạnh bi kịch của nhân vật.

Về mặt ý nghĩa, "Chủ nhật Phục sinh" tượng trưng cho sự sống lại, niềm hy vọng và niềm tin vào tương lai tươi sáng, trong khi "niềm may mắn" gợi lên những điều tốt đẹp có thể xảy đến với con người. Niềm vui chung của mọi người trong ngày lễ Phục sinh càng khiến cho nỗi buồn riêng của ông lão thêm sâu sắc. Liệu không biết ông có thể may mắn sống xót được không khi chiến tranh đang diễn ra vô cùng khốc liệt.


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 2: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác