Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:

Câu hỏi 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:

a. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào.

b. Thời gian đâu chờ đợi một ai, chỉ âm thầm hiện hình qua từng sợi tóc bạc màu hay những vết chân chim vĩnh viễn hằn in trên làn da rám nắng.

c. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc.


a. 

  • Biện pháp tu từ nhân hóa “cây rơm”: đây là vật vô tri vô giác được tả như người, biết “nằm phơi mình”. 
  • Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên biểu cảm, giúp mở rộng liên tưởng, có được cái nhìn độc đáo.

b. 

  • Biện pháp tu từ nhân hóa: biến thời gian – thứ vốn không cầm nắm được trở nên có tri giác như con người, biết “chờ đợi”, “hiện hình”. 
  • Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

c. 

  • Biện pháp tu từ hoán dụ: mái đầu đã bạc là một bộ phận trên cơ thể người, báo hiệu tuổi già.
  • Tác dụng: cách diễn đạt trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận.

[KNTT] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 6: Thực hành tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo