[Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 13

Hướng dẫn soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 13 sgk văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Dấu câu

1. Đọc lại đoạn văn sau trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tỉnh.

Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn.

2. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

Nghĩa của từ

3. Trong tiếng Việt có nhiều từ có yếu tố thuỷ như Thuỷ trong Thuỷ Tinh, có nghĩa là nước. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

4. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.

Biện pháp tu từ

Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này. 

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Nêu khái niệm và tác dụng của dấu chấm phẩy. Lấy ví dụ minh họa. 

Câu hỏi 2: Đặt dấu chấm phẩy dưới mỗi câu sau cho phù hợp.

a) Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

(Theo Thánh Gióng)                                                                                                                   

b) Suốt một đời người từ thưở lọt lòng, đến khi nhắm mắt xuôi tay tre với mình sống chết có nhau chung thủy.

                                                                  (Theo Thép Mới)

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống.

(Theo Võ Quảng)

Câu hỏi 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:

a. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào.

b. Thời gian đâu chờ đợi một ai, chỉ âm thầm hiện hình qua từng sợi tóc bạc màu hay những vết chân chim vĩnh viễn hằn in trên làn da rám nắng.

c. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc.

Câu hỏi 4: Viết đoạn văn (5 – 10 câu) nói về hình tượng người dũng sĩ thông qua văn bản Thạch Sanh trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách kết nối tri thức lớp 6, văn 6 tập 2 sách kết nối tri thức, soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 văn 6 tập 2 kết nối tri thức, soạn văn 6 sách kết nối tri thức, sách kết nối tri thức NXBGD

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo