Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Sinh học 12 kntt bài 13: Di truyền học người và di truyền y học

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Một người đàn ông bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục kết hôn với một người phụ nữ bình thường. Con của họ có khả năng mắc bệnh không? Vì sao?

Câu 2: Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, nhưng người mẹ mang gen gây bệnh. Xác suất sinh con bị bệnh là bao nhiêu?  

Câu 3: Bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định. Một người đàn ông bình thường kết hôn với một người phụ nữ mang gen bệnh. Xác suất sinh con trai bị bệnh là bao nhiêu?

Câu 4: Tại sao bệnh phenylketon niệu có thể phòng ngừa được bằng chế độ ăn?


Câu 1: 

Mù màu đỏ-xanh lục là bệnh do gen lặn trên NST X quy định. Vì vậy, người bố có kiểu gen XmY, kiểu gene này giảm phân cho 2 loại giao tử X= Y = 50% 

Người mẹ bình thường có kiểu gen XMXM hoặc XMXm. Tuy nhiên, để con có khả năng mắc bệnh thì mẹ phải mang gen bệnh, tức là kiểu gen XMXm, kiểu gene này giảm phân cho 2 loại giao tử X= X= 50%

Vậy khả năng con của họ mắc bệnh là: 

XmY + XmXm = 50% x 50% + 50% x 50% = 50%

Câu 2: 

Cặp vợ chồng: Cả hai đều bình thường nhưng người mẹ mang gen bệnh, tức là có kiểu gen Aa (A: bình thường, a: bạch tạng). Người bố có kiểu gen AA hoặc Aa.

Con cái: Để con bị bệnh thì cả bố và mẹ phải truyền gen a cho con. Xác suất để con bị bệnh là 1/2 x 1/2 = ¼.

Câu 3: 

Người đàn ông: Bình thường nên có kiểu gen XHY.

Người phụ nữ: Mang gen bệnh tức là có kiểu gen XHXh.

Con trai: Nhận NST X từ mẹ và NST Y từ bố. Nếu nhận được NST Xh từ mẹ thì sẽ bị bệnh (XhY). Vậy xác suất con trai bị bệnh là 50% x 50% = 25%.

Câu 4: 

- Phenylketon niệu: Là bệnh do rối loạn chuyển hóa amino acid phenylalanine. Nếu không được điều trị, phenylalanine tích tụ trong cơ thể gây tổn thương hệ thần kinh.

- Chế độ ăn: Bằng cách hạn chế thực phẩm chứa phenylalanine trong chế độ ăn, ta có thể kiểm soát lượng phenylalanine trong cơ thể, ngăn chặn sự tích tụ và giảm thiểu các tổn thương.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác